MỚI NHẤT

THUỐC CHỮA VIÊM NANG LÔNG HIỆU QUẢ NHẤT

Written By Unknown on Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015 | 06:10



Giờ thì tôi tự tin diện váy ngắn


Là con gái chúng mình thì việc diện một bộ váy điệu đà tung tăng xuống phố thì quả là một niềm hạnh phúc không sao diễn tả được.Thế nhưng có những niềm hạnh phúc tưởng như nhỏ nhoi ấy mà có người cũng mãi mới thực hiện được.

Viêm nang lông gây cảm giác ngứa rát khó chịu


Năm 2005 nhận giấy báo trúng tuyển đại học mình vui mừng khôn xiết,ở cái xóm nhỏ heo hút của miền trung du này đỗ đại học là một chuyện hiếm gặp,hiếm gặp bởi tuổi thơ của lũ trẻ ở đây gắn liền với con trâu cái cuốc,gắn liền với những buổi trưa nhễ nhại mồ hôi lên rừng lấy củi.Ngày xuống nhập trường mình nhìn Hà Nội với con mắt thật lạ lẫm,những tòa nhà cao,những dãy phố nhà san sát không giống với đồi núi trập trùng quê mình.

Phòng kí túc xá có tám bạn ở những tỉnh khác nhau cùng về đây học tập.Những buổi đầu chưa quen nhau mọi người còn giữ ý tứ,đi đứng ăn mặc đều sợ bị xăm soi,nhưng được hơn một tháng thì không khí đã trở lên thân thiện hơn,sự cởi mở đã đưa mọi người đến gần nhau hơn.Một buổi tối tôi diện một chiệc váy ngắn mới mua ở chợ sinh viên lúc chiều thì bạn Hà cùng phòng trố mắt nhìn khắp người tôi,ban đầu tôi nghĩ bạn ấy thấy lạ là mình mặc váy (trước tôi chỉ mặc quần ngố) nhưng khi phát hiện ánh mắt Hà không chớp dưới chân thì tôi biết chuyện gì đang xảy ra.Vậy là điều mà làm tôi đau đầu từ lúc mới lớn cũng đã bị phát hiện ra:chân của tôi rất nhiều lông.Ngày đó lúc dậy thì cơ thể tôi phổng phao hẳn lên,con gái miền núi quanh năm gắn bó với đồi dốc suối rừng đã cho tôi một thân thể rắn chắc nhưng điều làm tôi ái ngại là những chiếc lông chân cứ ngày một dài ra và rậm lên.Trong những buổi đi chơi cùng các bạn trên rừng tôi đều phải mặc quần dài lội nước.Hà nhìn tôi với ánh mắt cảm thông,trong tám người trong phòng thì tôi gần gũi với Hà nhất vì cùng là người miền núi với nhau.Cô bạn nhí nhảnh cười khi nhìn thấy ánh mắt bối dối của tôi.

Đêm hôm đó một kế hoạch diệt trừ lông đã được nhanh chóng vạch ra.Sau khi phân tích rằng con trai mọc râu và phải cạo râu hằng ngày mà cũng không ảnh hưởng gì(ngày đó thong tin chưa nhiều như bây giờ) tôi và Hà quyết định ngày mai sẽ tiến hành “dọn cỏ”mấy đám lông đáng ghét này.Một chiếc dao lam sắc lẹm đã được mua về,cẩn thận nhiễm trùng tôi đi rủa chân thật sạch bằng xà bong tắm,Hà tỉ mẩn cạo từng đám nhỏ trên gióng,bắp,khuỷu chân,những chiếc lông đáng ghét mất đi làm cho làn da vốn đã trắng của tôi nay lại càng trắng hơn.Hoàn thành xong công đoạn cạo tôi đi vào rửa chân,giờ thì mọi thứ ổn rồi mặc dù cũng hơi đỏ rát nhưng nghĩ đến việc tung tăng xuống phố với chiếc váy ngắn trong lòng tôi ngập tràn hạnh phúc. 

Bệnh viêm nang lông nên được điều trị bằng thuốc Nam


Thói đời đâu học được chữ ngờ,sau lần cạo thứ nhất khoảng một tuần sau những đám lông dần xuất hiện trở lại,lần này chúng cứng và đen hơn,sẵn có dao lam trong tay tôi tiến hành dọn luôn mà không cần tới sự giúp đỡ của Hà nữa.Thời gian cứ thấm thoắt trôi,tôi dần làm quen với việc một tuần cạo lông chân một lần như kiểu con trai sáng sớm phải cạo râu.Sự thể lại không ưu ái tôi đến vậy nghỉ hè năm học thứ nhất tôi về quê nghỉ hơn một tháng,việc cạo lông vẫn diễn ra,nhưng cũng chính những lần cạo lông này đã để lại cho tôi những hậu quả khủng khiếp.Thời tiết nắng nóng cộng với điều kiện vệ sinh không đảm bảo đã khiến lỗ chân lông của tôi bị viêm,ban đầu là da dày lên,sau đó ở chân lông xuất hiện những vết đỏ,ngứa và rất rát.

Là con gái miền núi quen với nắng gió nên tôi chịu đựng được,nhưng càng về sau tình trạng càng tồi tệ hơn.Nhìn đôi chân trắng ngày nào giờ lỗ chỗ những vết sần đỏ,thâm và thỉnh thoảng còn có mủ tôi thấy buồn vô cùng.Mẹ đưa tôi ra hiệu thuốc trên xã để mua thuốc chữa,chị bán thuốc đưa cho tôi một lọ kem dặn bôi ngày hai lần.Bôi được một tuần những triệu chứng đó hoàn toàn không giảm mà còn nặng hơn nên tôi dừng lại.Ngày xuống Hà Nội sau kì nghỉ hè việc đầu tiên là tôi bắt xe buýt ra Viện Da liễu Quốc gia khám.Sau khi khám bác sĩ kết luận tôi bị viêm nang lông,một loại viêm da thường gặp nhưng điều trị rất phức tạp.Bác sĩ kê đơn thuốc hết hơn 200 nghìn,số tiền lớn với tôi hồi đó nhưng nghĩ đến việc chữa khỏi căn bệnh này tôi tặc lưỡi đành chịu khó ăn mì tôm vậy.

Hằng ngày tôi làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ,trước khi bôi thuốc tôi đều rửa sạch và thấm khô chân.Ban đầu thuốc ngấm thì rất dễ chịu,cảm giác đau rát dần giảm đi,quá trình điều trị hơn một tháng tình trạng đỡ hơn rất nhiều nhưng không thấy khỏi hẳn.Tôi thất vọng nhiều lắm vì nghĩ rằng đã chữa ở Viện Da liễu Quốc gia mà không khỏi thì còn biết chữa ở đâu bây giờ?

Thời gian bệnh đỡ qua đi rất nhanh,chỉ hai tháng sau những dấu hiệu cũ lại quay trở lại với mức độ nặng hơn,học hành sa sút vì tôi suốt ngày chỉ nghĩ đến bệnh tật,tôi ân hận vì cách làm liều thiếu suy nghĩ của mình ngày trước và cố chung sống với bệnh tật.Nhưng bệnh tật không để tôi yên,đang hoang mang và tuyệt vọng thì một buổi chiều lên thư viện đọc báo,tôi đọc được bài phỏng vấn của phóng viên báo sức khỏe thời đại với bs Nguyễn Thị Phượng – phó chủ tịch Hội Da liễu Đông y Việt Nam về căn bệnh viêm nang lông.Mừng quá tôi liền chạy ra bưu điện gọi điện thoại 1080 để hỏi địa chỉ nhà bác sĩ.Hóa ra nhà bs cách trường tôi chỉ gần 2km.Khi gặp trực tiếp vị bác sĩ tôi thấy khấp khỏi mừng thầm,cô quả đúng là có chuyên môn về da liễu đông y.Nhìn qua tình trạng của tôi cô chuẩn đoán ngay rằng tình trạng của tôi là do da bị tổn thương quá nặng cộng với việc vệ sinh kém dẫn tới lỗ chân lông viêm nặng.

Nhận thuốc về điều trị với niềm tin lần này sẽ khỏi bệnh.Tôi chăm chỉ bôi và uống thuốc hằng ngày,tình trạng bệnh tiến triển tốt từng ngày,cảm giác đau rát mất dần,các lỗ chân lông khô mủ trắng hết đỏ.Khỏi phải nói tôi vui mừng thế nào khi chữa khỏi căn bệnh này,một căn bệnh làm xấu làn da con gái.Tôi ra trường ở lại thủ đô đi làm và đã trở thành cô luật sư trẻ,nhìn đôi chân trắng ngần hiện tại mà vẫn không quên được những ám ảnh ngày trước.Giờ đây tôi có thể diện những bộ váy điệu đà cùng anh tung tăng xuống phố hưởng cái cảm giác tự hào mình được là con gái.Nghĩ về căn bệnh mình mắc phải tôi thấy có trách nhiệm phải viết lại những suy nghĩ của mình để cho mọi người,nhất là những cô gái mới lớn không dại dột như tôi ngày trước. 

                                                      Luật sư Trần Như Thảo

                                                   Theo Y học thẩm mỹ Việt Nam



Sau khi bài viết được đăng có rất nhiều bạn gửi thư về hỏi xin địa chỉ của bác sĩ đã chữa cho luật sư Trần Như Thảo. Được sự đồng ý của Ths Bs Nguyễn Thị Phượng - Phó chủ tịch Hội Da liễu Đông y chúng tôi xin cung cấp số điện thoại và địa chỉ để quý vị tiện liên lạc: Điện thoại 0977016899 Địa chỉ: Số 29 ngõ 165 Dương Quảng Hàm - Cầu Giấy - Hà Nội.



THUỐC CHỮA BỆNH VIÊM NANG LÔNG NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT

Written By Unknown on Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014 | 19:17

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, đây là điều kiện cho các bệnh viêm da nói chung và bệnh viêm nang lông nói riêng phát triển mạnh. Trong thời gian qua chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn gần xa hỏi về việc điều trị căn bệnh này. Nhằm giải đáp những thắc mắc của quý vị chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Ths Nguyễn Mạnh Hùng - Phó giám đốc Trung tâm da liễu về chủ đề phòng ngừa và điều trị căn bệnh viêm nang lông hiệu quả.
THUỐC CHỮA BỆNH VIÊM NANG LÔNG NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
Viêm nang lông gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ

Ban biên tập: Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm nang lông ( viêm lỗ chân lông)?

Ths Nguyễn Mạnh Hùng: Viêm nang lông là bệnh ngoài da, có triệu trứng là những nốt sần đỏ kích thước từ 1 đến 2mm, màu hơi trắng xám, đôi khi vùng bệnh bị viêm đỏ, khi cậy ra có nhân trắng và sợi lông cuộn bên trong. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy ở vùng nang lông.

Nguyên nhân của bệnh viêm nang lông là do lớp sừng dày, lông chân quá yếu, mảnh, cạo nhổ không đúng cách khiến da bị tổn thương, do bẩm sinh, di truyền hoặc do dị ứng da. Bệnh viêm nang lông nếu không được điều trị kịp thời co thể phát sinh thành mụn nhọt, ổ gà, đinh râu…

Ban biên tập: Vậy xin Ths cho biết cách điều trị bệnh viêm nang lông hiện nay.

Ở Việt Nam hiện nay áp dụng hai phương pháp điều trị chủ yếu là tây y và đông y
Điều trị tây y: Chủ yếu dùng các thuốc bôi ngoài da kháng viêm có chứa coticoid để làm lành vùng tổn thương. Phương pháp này có ưu điểm là thời gian điều trị nhanh nhưng lại có nhược điểm là tỉ lệ tái phát cao ngay sau đó thường là 100%.
Sử dụng thuốc đông y đem lại hiệu quả tốt

Điều trị đông y: Chủ yếu là phương pháp sử dụng các loại cây lá để tắm vùng bị bệnh. Phương pháp này hiệu quả thường rất chậm và đôi khi không đạt được kết quả như ý muốn.
Qua theo dõi chúng tôi thấy có một phương pháp đạt hiệu quả toàn diện nhất đó là bài thuốc của Lương y Nguyễn Văn Tuyến.

Ban biên tập: Xin ông cho biết rõ hơn về bài thuốc này?

Ths Nguyễn Mạnh Hùng: Bài thuốc là sự kết hợp của ba thành phần
Thuốc tắm: Giúp sát khuẩn ở vùng tổn thương tránh việc lây lan sang các vùng bệnh bên cạnh.
Thuốc bôi: Giúp làm lành nang lông kể cả nang lông có mủ lâu ngày, tái tạo vùng da bị tổn thương. Giúp da trở lại trạng thái nhẵn mịn như ban đầu.
Thuốc uống: Giúp tăng cường công năng lọc độc của gan thận, tăng cường sức để kháng cho da từ bên trong. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp cho bệnh không bị tái phát.

Bài thuốc đông y trước khi bào chế của Lương y Nguyễn Văn Tuyến

Ban biên tập: Như vậy có thể nói bài thuốc đem lại hiệu quả rất toàn diện. Vậy xin ông cho biết hiệu quả bài thuốc trên thực tế.

Ths Nguyễn Mạnh Hùng: Qua khảo nghiệm thực tế tôi có thể đánh giá đây là bài thuốc cho hiệu quả tuyệt đối, có rất nhiều bệnh nhân khi đến khám lại tại chỗ chúng tôi sau khi sử dụng bài thuốc đã không còn bất cứ một dấu hiệu bị bệnh này. Điều này làm cho tôi và các đồng nghiệp hết sức ngạc nhiên về sự thần hiệu của các bài thuốc đông y của Việt Nam. Chúng tôi đang tiến hành thực hiện một nghiên cứu có tên là : Đánh giá những tác dụng dược lý trong bài thuốc của Lương y Nguyễn Văn Tuyến trong việc điều trị bệnh viêm nang lông tại Việt Nam.

Ban biên tập: Xin bác sĩ cho biết cách phòng bệnh viêm nang lông hiệu quả.

Ths Nguyễn Mạnh Hùng: Trường hợp viêm nang lông nhẹ thường đáp ứng tốt với chăm sóc tại nhà. Những gợi ý sau đây có thể giúp làm giảm sự khó chịu, chữa bệnh và ngăn chặn tốc độ lây nhiễm lan rộng:

Áp khăn ẩm ấm hoặc nén đến khu vực bị ảnh hưởng nhiều lần trong ngày để làm giảm sự khó chịu và giúp đỡ các khu vực, nếu cần thiết.

Hãy thử một lotion bột yến mạch hoặc kem hydrocortisone để giúp làm dịu da bị ngứa.

Nhẹ nhàng rửa sạch vùng da bị nhiễm hai lần một ngày với xà phòng kháng khuẩn hoặc áp dụng một thuốc mỡ toa kháng sinh. Sử dụng một khăn mặt sạch để lau khô mỗi khi rửa.

Tránh cạo da bị kích thích. Nếu phải cạo râu, sử dụng hoặc là một dao cạo điện chứ không phải lưỡi, và áp nhẹ nhàng sau khi cạo râu với kem dưỡng da khi hoàn thành.

Không dùng chung khăn tắm hoặc khăn lau mặt, và rửa chúng ở nhiều nước ấm, xà phòng sau mỗi lần sử dụng. Giặt quần áo bao gồm các khu vực bị ảnh hưởng sau mỗi lần mặc.


Mặc dù không phải luôn luôn có thể để ngăn ngừa viêm nang lông, những biện pháp này có thể giúp:

Tránh quần áo bó chặt. Đặc biệt là mặc quần jean và thể thao.

Chăm sóc râu tóc. Sử dụng một lưỡi dao cạo điện hoặc mới mỗi khi cạo râu. Hãy đặc biệt cẩn thận để giữ cho khu vực cạo sạch và để tránh các vết cắt và xước. Nếu là một người phụ nữ bị nhiễm trùng thường xuyên, có thể xem xét thuốc làm rụng lông hoặc các phương pháp tẩy lông khác.

Duy trì bồn tắm nóng. Nếu sở hữu một bồn tắm nóng, làm sạch nó thường xuyên và thêm clo khi được đề nghị.
                                                   

Sau khi nội dung cuộc trao đổi được đăng, rất nhiều bạn đã liên lạc với ban biên tập hỏi về bài thuốc của lương y Nguyễn Văn Tuyến. Chúng tôi đã liên lạc với Ths Nguyễn Mạnh Hùng và được viết bài thuốc hiện nay đã được truyền lại cho con dâu của ông đó là Lương y Nguyễn Thị Thọ. Bạn nào quan tâm có thể gọi trực tiếp cho Lương y Thọ theo số 0965628400. Nhà thuốc tại Kĩ Sơn - Tân Dân - Chí Linh - Hải Dương.


PHÒNG VÀ TRỊ VIÊM DA MỦ

Written By Unknown on Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014 | 07:03

Trên da có nhiều tạp khuẩn, nhiều nhất là ở các nếp kẽ, các lỗ chân lông. Khi vệ sinh kém hoặc sức đề kháng giảm, nhất là khi ngứa gãi làm xây sát da, các vi khuẩn trên tăng sinh, tăng độc tính, gây bệnh viêm da mủ.

Khám bệnh ngoài da ở Viện Da liễu Trung ương.
Thủ phạm chính gây bệnh là tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Với viêm da mủ do tụ cầu khuẩn, tổn thương thường ở nang lông với những thể bệnh chính sau:

Viêm nang lông nông: Viêm nông ở đầu lỗ chân lông. Ban đầu, lỗ chân lông hơi sưng đỏ, đau, sau đó thành mụn mủ nhỏ, quanh chân lông có quầng viêm hẹp. Vài ngày sau, mụn mủ khô, để lại một vảy tiết màu nâu sẫm. Sau cùng vảy bong đi, không để lại sẹo.

Viêm nang lông sâu: Quanh nang lông sưng tấy nhiều cụm, quanh lỗ chân lông có mụn mủ. Mụn mủ có thể rải rác hoặc tập trung thành đám đỏ, cứng cộm, gồ ghề, nặn ra mủ. Viêm nang lông sâu ở vùng cằm, gáy, vùng da đầu tiến triển dai dẳng, hay tái phát.

Để điều trị 2 thể trên, bệnh nhân phải dùng kháng sinh toàn thân từng đợt, kết hợp với các vitamin, chế độ ăn nhiều đạm làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Nhọt: Nếu nhọt to, số lượng nhiều thì có thể kèm theo sốt, hạch bạch huyết sưng đau. Nhọt ở lỗ tai rất đau, dân gian gọi là đằng đằng. Nhọt ở quanh miệng còn gọi là "đinh râu", rất nguy hiểm vì có thể gây tắc tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết dễ gây tử vong. Cụm đinh nhọt gặp ở gáy, lưng, mông gọi là hậu bối hay đinh hương sen, do tụ cầu vàng có độc tính rất cao gây ra, thường gặp ở người già yếu, nghiện rượu, tiểu đường, ăn uống kém. Khi nhọt vỡ mủ, có nhiều ngòi lỗ chỗ như tổ ong, có thể biến chứng nhiễm khuẩn huyết và tử vong. Nhọt bày là nhiều đinh nhọt mọc liên tiếp hết đợt này đến đợt khác dai dẳng hàng tháng. Thường gặp ở người suy nhược, giảm sức đề kháng. 

Để điều trị, cần dùng kháng sinh đủ mạnh, càng sớm càng tốt (có thể cho uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch). Dùng các vitamin, đạm, gama globulin để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tại chỗ tuyệt đối không chích nặn ở giai đoạn đang viêm tấy, chưa hóa mủ để tránh biến chứng nhiễm khuẩn huyết.

Nhọt ổ gà: Là một dạng viêm nang kèm theo viêm tuyến mồ hôi, tuyến bã ở vùng nách, tạo thành một túi mủ sâu ở bì và hạ bì. Tổn thương nổi thành cục ở vùng nách, ban đầu cứng sau mềm dần, vỡ mủ. Có thể có một hoặc nhiều nhọt ổ gà trong một hố nách. Bệnh thường tiến triển dai dẳng, hay tái phát, nhất là về mùa hè. Điều trị: dùng kháng sinh toàn thân từng đợt. Đối với tổn thương tái phát nhiều lần, có thể phải phẫu thuật.

Viêm da mủ do liên cầu khuẩn gồm các thể bệnh sau

Chốc lây: Do tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn phối hợp gây bệnh. Trẻ em hay bị hơn người lớn. Vị trí hay gặp là đầu, mặt, cổ, chân tay. Bệnh rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác nên có thể thành dịch ở nhà trẻ, trường học. Ở trẻ em, chốc đầu tạo thành từng đám vảy vàng sâu, dính bết tóc; dưới lớp vảy, da trợt đỏ, rớm dịch. Hạch ở vùng lân cận thường sưng đau. Bệnh có thể gây biến chứng viêm cầu thận cấp, biểu hiện bằng phù, tiểu ít, xét nghiệm có protein niệu. 

Về điều trị, phải dùng kháng sinh toàn thân sớm tại chỗ. Dùng các thuốc sát trùng bôi, đắp gạc cho bong hết vảy, sau đó bôi xanh methylen 1% hoặc dùng dung dịch milian. Khi vảy tróc bong hết, có thể bôi các loại mỡ kháng sinh

Chốc loét: Tổn thương lan sâu đến trung bì. Thường gặp ở bệnh nhân suy dinh dưỡng có bệnh tiểu đường hoặc nghiện rượu. Vị trí tổn thương thường là cẳng chân, cổ chân, nhất là ở chân có giãn tĩnh mạch. Bệnh bắt đầu bằng một nốt phỏng nước hoặc phỏng mủ. Da xung quanh vết loét tím tái, tiến triển dai dẳng, lâu liền sẹo. Để điều trị, phải dùng kháng sinh nhiều đợt, kết hợp với vitamin, đạm, chiếu tia cực tím.

Hăm kẽ: Còn gọi là viêm bì thượng bì vi khuẩn; thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ em mập mạp hoặc ở người lớn béo mập, ra mồ hôi nhiều. Hăm kẽ thường thấy ở nếp cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, rốn. Tổn thương là các đám đỏ, trợt, rớm dịch, phía ngoài thường có viền róc da mỏng, đau rát. Điều trị bằng cách rửa sạch tổn thương bằng nước thuốc tím 1/4.000. Chấm dung dịch yarish. 

Chốc mép: Thường gặp ở trẻ em. Tổn thương đơn độc hoặc kèm theo các tổn thương khác do liên cầu khuẩn. Hai kẽ mép bị nứt trợt, rớm dịch, đónẩcTy vàng dễ chảy máu, đau rát làm cho trẻ khó ăn, khó uống. Có thể lây do uống chung chén, dùng chung khăn mặt. Thường kèm theo sưng đau hạch dưới hàm. Điều trị bằng cách chấm dung dịch yarish, thuốc màu, thuốc mỡ kháng sinh.

BỆNH VIÊM NANG LÔNG GIA TĂNG

Viêm nang lông nhiễm khuẩn là viêm ở phần nông của nang lông. Có thể chỉ có một vài nang lông bị viêm nhưng cũng có khi nhiều nang lông cùng bị viêm. Viêm nang lông có thể xảy ra ở mọi vùng da có lông trên cơ thể. Biểu hiện là các sẩn, mụn mủ, các vết chợt và vẩy tiết ở cổ nang lông. Nhiễm khuẩn có thể lan sâu hơn toàn bộ nang lông, đó là viêm chân tóc (sycosis). Khi nang lông bị áp-xe thì đã là biến chứng thành nhọt, nặng hơn là nhọt cụm, hoặc viêm mô dưới da.

Các giai đoạn của viêm nang long.

Tại sao lại bị viêm nang lông?

Khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn là những yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển. Cạo râu, nhổ lông hoặc tẩy lông, sử dụng các quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da là những tác nhân thường gây viêm nang lông. Các vùng da ẩm ướt như nách, bẹn, sinh dục - hậu môn, mông rất hay bị viêm. Sử dụng kem bôi có corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển. Người bị đái tháo đường, suy giảm miễn dịch hay bị viêm nang lông hơn người bình thường.

Các tác nhân gây viêm nang lông có nhiều loại. Đa số trường hợp viêm nang lông là do tụ cầu khuẩn. Ngoài ra có thể do vi khuẩn gram âm, Pseudomonas, Proteus..., nấm men, nấm sợi, nhiễm virut herpes, u mềm lây và ký sinh vật demodex.

Biểu hiện khi bị viêm nang lông

Trên da xuất hiện các sẩn đỏ hoặc mụn mủ ở cổ nang lông, xung quanh có quầng đỏ. Khi mụn vỡ để lại vết chợt nhỏ và đóng vẩy tiết. Có thể chỉ có vài mụn nhỏ rải rác nhưng cũng có khi tụ thành đám mụn viêm vùng râu mép, râu cằm...

Biểu hiện lâm sàng theo vùng da bị viêm:

Vùng mặt: viêm nang lông do tụ cầu khuẩn, trứng cá bội nhiễm vi khuẩn gram âm hoặc viêm nang lông do vi khuẩn gram âm đơn thuần, u mềm lây và nhiễm Demodex folliculorum ở nang lông.

Vùng râu: viêm nang lông sâu do tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus) gây viêm chân tóc, lông (sycosis), đôi khi còn nhiễm đồng thời các vi khuẩn gram âm. Bệnh thường dai dẳng, khó chữa và tái đi tái lại nhiều. Các chân tóc bị viêm có mụn đỏ, khi mụn vỡ có thể thấy vết chợt và đóng vẩy tiết. Các mụn này có thể nằm rải rác hoặc thành từng đám. Sycosis sau khi khỏi không để lại sẹo nhưng có thể để lại vết thâm tồn tại trong một thời gian. Sycosis có thể nặng hơn khi nhiễm khuẩn lan sâu vào bọng lông gây áp-xe hoặc nặng hơn nữa là nhọt. Trường hợp áp-xe, tổn thương nang lông tuyến bã có thể gây sẹo sau khi khỏi. Một số vùng hay bị sycosis như vùng râu, nách, chân tóc vùng gáy, tóc mai, lông mu. Vùng râu cũng có thể bị nhiễm nấm sợi, nhiễm virut herpes, u mềm lây và nhiễm Demodex gây thương tổn giống trứng cá đỏ.

Vùng da đầu: viêm nang lông do tụ cầu và nấm sợi.

Vùng gáy: cũng do tụ cầu và nấm sợi.

Chân: thường hay gặp ở phụ nữ cạo lông hoặc tẩy lông chân. Thường viêm do nhiễm khuẩn.

Thân mình: tụ cầu là tác nhân hay gặp gây viêm nang lông ở các nếp gấp như nách. Ngoài ra, có thể gặp các tác nhân khác như Pseudomonas aeruginosa, nấm men Malassezia, Candida.

Vùng mông: chủ yếu do tụ cầu. Nấm sợi cũng hay gặp ở những vùng nóng ẩm.

Đề phòng biến chứng

Diễn biến viêm nang lông dai dẳng, hay tái phát do những yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng và ẩm. Rất nhiều bệnh nhân bị tái phát sau điều trị hoặc bệnh trở nên dai dẳng khó điều trị. Biến chứng có thể xảy ra nặng hơn là gây nhọt, nhọt cụm và viêm mô dưới da.

Điều trị và phòng ngừa thế nào?

Điều trị tại chỗ: Có thể dùng các thuốc bôi chống nhiễm khuẩn như betadin, cồn iode, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh như bactroban, fucidin...

Trường hợp viêm nặng và tái phát có thể dùng thuốc đường toàn thân.

Trong trường hợp viêm nang lông do tụ cầu có thể sử dụng kháng sinh đường toàn thân khi cần thiết. Liều lượng và cách sử dụng theo tình trạng bệnh và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Viêm nang lông do vi khuẩn gram âm: cần phải ngừng kháng sinh đang sử dụng, rửa benzoyl peroxide và cho ampixillin hoặc co-trimoxazol. Trong một số trường hợp phải cho isotretinoin. Tuy nhiên, isotretinoin là thuốc có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt có thể gây quái thai ở phụ nữ khi sử dụng thuốc này nên cần phải có chỉ định của thầy thuốc.

Viêm nang lông do nấm: sử dụng các thuốc chống nấm bôi và phối hợp với thuốc uống.

Viêm nang lông do virut herpes, có thể bôi kem acyclovir 6lần/ngày và uống acyclovir 400mg 3lần/ngày hoặc 200mg 5lần/ngày, hoặc valacyclovir 500mg uống 2 lần/ngày.

Viêm nang lông do demodex: Có thể dùng kem permethrin bôi hoặc kem metronidazol phối hợp với uống metronidazol 1g/ngày trong 1 tuần.

Đối với viêm nang lông hay tái phát cần tìm nguyên nhân, phát hiện các ổ vi khuẩn ở các hốc mũi, hậu môn... và tránh làm xây xước da do cạo râu bằng cách cắt râu bằng kéo. Cải thiện môi trường sẽ giúp cho điều trị hiệu quả hơn và tránh tái phát bệnh. Có thể sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn hoặc benzoyl peroxide để phòng ngừa tái phát.

Khi mắc bệnh, dù chỉ rất nhẹ cũng nên đến khám bệnh để có phương pháp điều trị đúng đắn, chớ coi thường có thể gây biến chứng nặng thành nhọt, đinh râu.

HỎI ĐÁP VỀ BỆNH VIÊM NANG LÔNG

Cháu năm nay 20 tuổi, không hiểu vì sao mà trên chân của cháu lại xuất hiện nhiều chấm đen nhỏ li ti, nếu nhìn gần thì nhận thấy đó là một sợi lông chân nhỏ bị xoắn lại và được bao bọc bên ngoài bởi một lớp màng da . Thời gian gần đây tình trạng này thêm nặng hơn, những chấm đen ngày một nhiều, cháu hoang mang ko biết đó là bệnh gì, liệu có gây hại gì cho sức khỏe và cách điều trị như thế nào, ở đâu, có tốn kém lắm ko. Đó là những điều cháu đang thắc mắc, hi vọng được bác sĩ giải đáp . Cháu xin cảm ơn.


Trả lời: 

Theo thư bạn mô tả thì có thể bạn bị viêm nang lông. Bệnh viêm nang lông là bệnh ngoài da, có các biểu hiện như sau: Trên vùng da, đặc biệt là da đầu, mặt, lưng, đùi, cánh tay... xuất hiện nhiều nốt sần nhỏ, có màu đỏ và gây ngứa ở vùng nang lông. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do lớp sừng quá dày, lông chân quá yếu và mảnh, cạo, nhổ không đúng khiến vùng da tại đó bị tổn thương; do bẩm sinh và di truyền dị ứng hoặc nhiễm khuẩn da... Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, viêm nang lông sẽ phát triển thành nhọt, cụm nhọt, ổ gà, đinh râu. Đây là bệnh dễ chữa trị và khỏi rất nhanh nếu dùng thuốc thích hợp. Bên cạnh đó, bạn phải giữ vệ sinh da sạch sẽ, tắm rửa hằng ngày, không mặc quần áo ẩm ướt, nên mặc quần áo thoáng mát, vải dễ hút mồ hôi, nhất là trong mùa nắng nóng. Người hay bị viêm nang lông nên hạn chế ăn ngọt và nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước.

Tổn thương giống mụn ở lưng và da đầu thường gặp trong bệnh lý viêm nang lông. Đây là tình trạng viêm khu trú ở nang lông do nhiễm trùng, kích thích hóa học (dầu máy), hoặc tổn thương vật lý (cọ sát do đội nón hoặc mặc quần áo chật).

Bệnh thường gây ngứa, tái phát từng đợt và lành không để sẹo.

Để điều trị bệnh thì bạn nên tắm bằng xà bông sát khuẩn hoặc thuốc tím pha loãng thành màu hồng nhạt; thoa các thuốc màu sát trùng (Eosin 2%, Milian, Castellani) hoặc mỡ kháng sinh như fucidic acid (Fucidin®), mupirocin (Bactroban®). Nếu sau 7-10 ngày mà tổn thương vẫn không giảm thì chúng ta nên đến bác sĩ chuyên khoa da để được điều trị bằng thuốc uống thích hợp như kháng sinh, vitamin A acid, thuốc giảm ngứa…

Đối với tình trạng của bạn thì việc phòng bệnh tái phát là rất quan trọng. Để phòng bệnh chúng ta nên thực hiện những việc sau:

- Giữ vệ sinh thân thể; gội hoặc tắm bằng loại dầu thích hợp, không nên thay đổi dầu, nếu da nhờn nhiều thì có thể dùng các loại xà bông giảm nhờn như xà bông chứa hắc ín (Polytar) hoặc lưu huỳnh (SAStid)…

Để tránh viêm nang lông, cần tăng cường vệ sinh thân thể, giữ cho da khô về mùa hè, giảm ăn chất bột, đường, tăng cường vitamin nhóm B. Khi có biểu hiện viêm nang lông, phải đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu.

Chúc bạn mau khỏi.

KHÔNG CÒN VIÊM NANG LÔNG

Làn da sẽ láng mướt và không còn viêm nang lông nếu bạn hiểu rõ về nó và biết cách phòng ngừa . Có khi nào bạn cảm thấy bối rối vì muốn diện chiếc váy ngắn ra phố nhưng trên chân lại đầy những nốt mụn mủ màu đỏ thật mất thẩm mỹ? Không những vậy, chúng còn gây ngứa và khi sờ vào bạn cảm giác vùng da đó rất khô và sần. Những nốt ấy cứ nổi rồi tự lặn làm bạn không cảnh giác.

ảnh minh họa
Đừng sơ suất bạn nhé. Đây là tình trạng viêm nang lông, một bệnh nhiễm trùng da, làm các nang lông bị viêm. Khi bị viêm nang lông, trên da sẽ xuất hiện nhiều nốt nhỏ màu đỏ xung quanh các nang lông, phía trên có mũ và gây ngứa. Bệnh da này có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, dễ bị nhất là vùng da cánh tay, nách, chân hoặc da đầu. Thậm chí, ngay cả vùng kín của các bạn gái cũng có thể bị viêm nang lông.

Nguyên nhân gây viêm nang lông

Mỗi nang lông có các tuyến bã nhờn sản sinh chất nhờn, dầu để làm mượt da và lông. Khi nang lông bị tắt nghẽn hoặc hư hại, chúng dễ bị nấm, vi khuẩn hoặc virut tấn công gây ra viêm nhiễm. Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm nang lông là Staphylococcus aureus, thường được gọi là “staph”.

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm nang lông là:
-Đổ mồ hôi quá nhiều, làm tắt nghẽn nang lông trong thời gian dài.
-Da bị viêm do mụn, nhiễm trùng da nhưng không được điều trị thích hợp.
-Da bị trầy xước hoặc tổn thương.

-Chà xát quá mạnh trong khi cạo lông (thường gặp khi đồ cạo không bén) hoặc waxing không đúng cách.

-Mặc quần áo quá chật gây chà xát và kích ứng da

Cách điều trị:

Viêm nang lông là một rối loạn da rất phổ biến. Mọi bạn gái đều có thể mắc phải dù ở độ tuổi nào đi nữa. Nếu viêm nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 10 ngày và không để lại sẹo. Ngoài ra, bạn có thể chữa trị viêm nang lông nhẹ tại nhà bằng các biện pháp đơn giản sau.

+Đặt một chiếc khăn hơi ướt, ấm lên vùng da bị viêm vài lần trong 1 ngày.
+Thoa sản phẩm chứa hydrocortisone hoặc kem dưỡng da có chứa bột yến mạch vào vùng da bị viêm để làm giảm ngứa.

+Dùng xà phòng kháng khuẩn nhẹ nhàng rửa sạch vùng da bị viêm hai lần một ngày.
+Để nốt mụn nhanh khô, bạn dùng một miếng vải mềm ngâm trong nước muối ấm đặt lên vùng da bị viêm khoảng 30 phút, vài lần trong ngày.

+Tránh làm trầy, cạo hay nhổ lông vùng da bị viêm. Nếu nguyên nhân gây viêm nang lông là do cạo, waxing hoặc tẩy lông, bạn nên ngưng các hành động này ngay. Sau khi da khỏi bệnh ít nhất 3 tháng, bạn mới tiếp tục các biện pháp loại bỏ lông.

Tuy nhiên, sau khoảng 10 ngày tự chữa trị tại nhà mà vẫn không hết, bạn đã bị viêm nang lông nặng. Khi ấy, bạn nên đi khám bác sỹ ngay. Khi bị nặng, viêm nang lông sẽ lây lan và ăn sâu vào nang lông, gây ra nhọt và cụm nhọt. Cụm nhọt thường gây ra sốt, các dấu hiệu bệnh khác và dẫn đến tụ cầu máu. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sỹ có thể cho bạn dùng thuốc thoa ngoài da hoặc thuốc uống có tác dụng kháng sinh, kháng nấm.

Viêm nang lông rất dễ tái phát. Do vậy, cách tốt nhất để điều trị viêm nang lông là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để làn da luôn khỏe mạnh và không còn viêm nang lông, bạn nên chú ý giữ da luôn sạch sẽ, rửa tay bằng xà bông thường xuyên và tránh làm tổn hại đến nang lông. Nếu hay tắm bồn nước nóng hoặc đi bơi, bạn hãy chắc rằng nước đã được xử lý và khử trùng bằng clo tốt. Nếu đã bị viêm nang lông, bạn nên giặc quần áo ngay sau khi cởi ra và giặc riêng trong nước ấm.

PHONG CÁCH SỐNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG VIÊM NANG LÔNG

Written By Unknown on Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014 | 22:17

Trường hợp viêm nang lông nhẹ thường đáp ứng tốt với chăm sóc tại nhà. Những gợi ý sau đây có thể giúp làm giảm sự khó chịu, chữa bệnh và ngăn chặn tốc độ lây nhiễm lan rộng:
ảnh minh họa
Áp khăn ẩm ấm hoặc nén đến khu vực bị ảnh hưởng nhiều lần trong ngày để làm giảm sự khó chịu và giúp đỡ các khu vực, nếu cần thiết.

Hãy thử một lotion bột yến mạch hoặc kem hydrocortisone để giúp làm dịu da bị ngứa.

Nhẹ nhàng rửa sạch vùng da bị nhiễm hai lần một ngày với xà phòng kháng khuẩn hoặc áp dụng một thuốc mỡ toa kháng sinh. Sử dụng một khăn mặt sạch để lau khô mỗi khi rửa.

Tránh cạo da bị kích thích. Nếu phải cạo râu, sử dụng hoặc là một dao cạo điện chứ không phải lưỡi, và áp nhẹ nhàng sau khi cạo râu với kem dưỡng da khi hoàn thành.

Không dùng chung khăn tắm hoặc khăn lau mặt, và rửa chúng ở nhiều nước ấm, xà phòng sau mỗi lần sử dụng. Giặt quần áo bao gồm các khu vực bị ảnh hưởng sau mỗi lần mặc.

Phòng chống

Mặc dù không phải luôn luôn có thể để ngăn ngừa viêm nang lông, những biện pháp này có thể giúp:

Tránh quần áo bó chặt. Đặc biệt là mặc quần jean và thể thao.

Chăm sóc râu tóc. Sử dụng một lưỡi dao cạo điện hoặc mới mỗi khi cạo râu. Hãy đặc biệt cẩn thận để giữ cho khu vực cạo sạch và để tránh các vết cắt và xước. Nếu là một người phụ nữ bị nhiễm trùng thường xuyên, có thể xem xét thuốc làm rụng lông hoặc các phương pháp tẩy lông khác.

Duy trì bồn tắm nóng. Nếu sở hữu một bồn tắm nóng, làm sạch nó thường xuyên và thêm clo khi được đề nghị.