MỚI NHẤT

CHỮA VIÊM NANG LÔNG Ở ĐÂU?

Written By Unknown on Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013 | 23:05


Viêm nang lông

Biểu hiện là các sẩn, mụn mủ, các vết chợt và vẩy tiết ở cổ nang lông. Nhiễm trùng có thể lan sâu hơn toàn bộ nang lông, đó là viêm chân tóc (sycosis). Khi nang lông bị áp xe thì đã là biến chứng thành nhọt, nặng hơn là nhọt cụm, hoặc viêm mô dưới da.

Có một số yếu tố thuận lợi như khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn. Cạo râu, nhổ lông hoặc tẩy lông, sử dụng các quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da là những yếu tố thuận lợi thường gây viêm nang lông. Các vùng da ẩm ướt như nách, bẹn, sinh dục-hậu môn, mông rất hay bị viêm. Sử dụng kem bôi có corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển. Người bị tiểu đường, suy giảm miễn dịch hay bị viêm nang lông hơn người bình thường.

KEM CHỮA VIÊM NANG LÔNG


Xử lý viêm lỗ chân lông cho đôi chân mịn màng



Có một số phương pháp điều trị để cải thiện hình ảnh cho đôi chân của bạn khỏi tình trạng viêm lỗ chân lông đáng ghét. Bạn hãy tham khảo những công thức dưới đây nhé: (Xinh xinh) - Sau mùa đông, bạn thường khó chịu với những nốt sần đen khiến bạn mất tự tin khi diện váy ngắn cho mùa hè đang tới. Hãy tìm hiểu những biện pháp dễ dàng của Xinh xinh để khắc phục tình trạng viêm lỗ chân lông cho bạn đôi chân mịn màng nhé.



Cà phê




• Hàm lượng chất chống oxy hóa trong cà phê sẽ có sức mạnh để thúc đẩy sự lưu thông máu và góp phần loại bỏ tình trạng viêm lỗ chân lông thường gặp trên da phần chân bạn khi qua mùa đông. Bạn hãy lấy 3-4 thìa cà phê xay, hoặc bã cà phê sau khi bạn đã có một tách cà phê để uống, chà xát nó vào da của bạn trước khi tắm. Massage da với các chuyển động tròn trong vòng 2-3 phút, sau đó, rửa sạch da chân bạn khỏi cà phê với nước lạnh để bảo đảm da bạn được chăm sóc tốt nhất.

Dầu dừa







• Rất nhiều nhà sản xuất mỹ phẩm đã sử dụng thành phần kỳ diệu này trong khi sản xuất các loại sữa tắm tốt cho làn da của bạn. Vì nó có khả năng làm dịu và chữa lành những nốt viêm lỗ chân lông trên da bạn. Bạn có thể sử dụng các thành phần tự nhiên của quả dừa như nước dừa tươi hoặc cùi dừa nghiễn nhuyễn ép lấy nước hoặc tinh dầu dừa và xoa nó vào da của bạn. Hãy massage để da mềm hơn .

• Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ lặp lại phương pháp này nhiều lần để đạt kết quả tốt nhất. Sau khi xoa bóp với dầu dừa hãy để lại dầu dừa chừng 1-2 phút sau đó rửa sạch với nước lạnh.

Tinh dầu hương thảo

• Tinh dầu được sử dụng như một biện pháp có khă năng khắc phục mạnh mẽ nhất cho các vấn đề về da. Vấn đề viêm lỗ chân lông cũng không ngoại lệ đối với tinh dầu hương thảo.







• Để đạt được kết quả mong muốn bạn hãy pha trộn 30 giọt tinh dầu hương thảo với cùng một lượng dầu ô liu vào một chiếc bát nhỏ. Sau đó áp dụng nó vào da của bạn, bắt đầu xoa bóp nó trong ít nhất 4 đến 5 phút. Đây là biện pháp khắc phục nhẹ nhàng và hết sức hiệu quả, cuối cùng bạn có thể rửa sạch nó với nước ấm làn da của bạn sẽ mịn màng sau một vài lần thực hiện.

Chanh và mật ong






• Bạn có một loại dược liệu được ví với máy bay chiến đấu hăng hái chống lại tình trạng viêm lỗ chân lông trên da bạn đó là hỗn hợp nước chanh và mật ong. Để từng bước thoát khỏi viêm lỗ chân lông, bạn hãy lấy của ½ quả chanh, vắt lấy nước, thêm 5 muỗng canh mật ong và 2 muỗng canh muối biển, trộn đều. Loại mặt nạ này sẽ giúp đẩy mạnh lưu thông máu trong cơ thể bạn, và là một liệu pháp tuyệt vời cho làn da của bạn. Áp dụng nó lên da của bạn sau đó lấy một chiếc khăn sạch quấn vào vùng da bạn vừa đắp mặt nạ. Hãy để nguyên ít nhất chừng 15-20 phút, sau đó bạn có thể rửa sạch với nước ấm. Da của bạn sẽ được thêm dinh dưỡng và nhẹ nhàng hơn sau mỗi tuần.

Dầu hạnh nhân







• Là một trong những loại tinh dầu nhẹ nhàng nhất nó được sử dụng như là các thành phần hoàn hảo trong cuộc đấu tranh chống lại viêm lỗ chân lông của bạn. Bạn hãy trộn 30 giọt tinh dầu hạnh nhân với dầu ô liu như công thức trước đó, áp dụng nó vào vùng da đang gặp vấn đề của bạn và massage da trong 4-5 - phút. Cuối cùng bạn có thể rửa sạch bằng nước ấm. Sau đó bạn nền dùng kem dưỡng ẩm để chăm sóc da bạn tốt nhất

                      
                                   THUỐC CHỮA VIÊM NANG LÔNG NHANH NHẤT

BỆNH SỪNG HÓA LỖ CHÂN LÔNG


Bệnh sừng hóa lỗ chân lông

PDF.InEmail
Bệnh sừng hóa lỗ chân lông là sự rối loạn sừng hóa đặc biệt của lỗ chân lông, bệnh được chẩn đoán dựa vào lâm sàng và hình ảnh mô học đặc trưng. Các lâm sàng được ghi nhận: 1. Bệnh sừng hóa lỗ chân lông của Mibelli (Porokeratosis of Mibelli: PM). 2. Bệnh sừng hóa lỗ chân lông bề mặt rải rác(Disseminated Superficial Porokeratosis :DSP) và bệnh sừng hóa lỗ chân lông bề mặt rải rác do ánh nắng (Disseminated Superficial Actinic Porokeratosis :DSAP): do Respighi và Andrews mô tả năm 1893 3. Bệnh sừng hóa lỗ chân lông lòng bàn tay ,bàn chân rải rác (Porokeratosis Palmaris et Plantaris Disseminata:PPPD): do Guss và một số tác giả khác mô tả năm 1971. 4. Bệnh sừng hóa lỗ chân lông thành dải (Linear Porokeratosis: LP). Được mô tả năm 1974 5. Bệnh sừng hóa lỗ chân lông thành chấm (Punctate Porokeratosis: PP). 6. Dày sừng nang lông (Keratose pilaris)7. Loạn sừng nang lông(Bệnh Darier)
I. Lịch sử bệnh:
1. Căn nguyên và sinh bệnh học:
Căn nguyên của bệnh vẫn còn chưa được biết rõ. Các tác giả cho rằng các thể PM, PPPD,DSP và DSAP là bệnh di truyền của nhiễm sắc thể thường. Còn thể LP gặp ở trẻ sinh đôi cùng trứng. Reed và Leone lần đầu đưa ra giả thiết: bệnh do tăng đột biến dòng tế bào sừng có tính chất rải rác nhưng đồng tâm. Miễn dịch huỳnh quang có bằng chứng về bất thường ADN của tế bào sừng. Phân tích hóa mô miễn dịch người ta thấy có tế bào sừng ác tính và tiền ác tính. Thể PM và DSAP có kháng thể đơn dòng trực tiếp chống lại P53 (là Protein nhân ức chế u), có tăng đột biến P53 trong những á u (neoplasm) và tiền ác tính. Phân tích về sự gia tăng kháng nguyên nhân của tế bào cho thấy sự tăng sinh tế bào không phải là đặc điểm của Porokeratosis. Sự bất thường của những nguyên bào sợi ở trung bì là đáng lưu ý. Quan sát nhiễm sắc thể của những nguyên bào sợi ở trung bì người ta thấy không tăng số lượng mà những nguyên bào sợi này tăng nhạy cảm với tia X.
2. Mô bệnh học:
Thượng bì thường teo, có thể tăng sản dạng vảy nến trong PM. Trung tâm thương tổn tăng nhuộm miễn dịch với P53. Các cột sừng gồm tế bào á sừng có khuynh hướng đi vào trung tâm, còn tế bào sừng có chiều hướng ra lớp sừng. Vắng mặt lớp hạt thay vào đó lá lớp lá dạng sừng, những tế bào dị sừng cụm lại hoặc đứng riêng rẽ và có khoảng trống không bào, loạn dày sừng hoặc hoại tử. Có thể có thoái hóa lỏng lớp đáy. Xâm nhập viêm lympho bào ở nhú trung bì, tiền lympho T thông qua UCHL – 1 , Leu – 3a, MB – 2, phức hợp CD1 và Leu – 6. Mạch máu ở trung bì nằm gần lá dạng sừng giãn rộng. Trung bì có thể phù hoặc xơ hóa kèm theo giãn mạch. Trong DSP, DSAP, PPPD các lá dạng sừng ít biểu hiện hoặc quá nhỏ và rất khó để ghi nhận.
3. Biểu hiện lâm sàng:
Thể PM và LP thường gặp ở trẻ nhỏ, DSAP và PPPD thường gặp ở thanh niên và người lớn.
3.1. Thể PM Thương tổn ban đầu là sẩn dày sừng, màu nâu, nhỏ. Tiến triển chậm, lan rộng thành mảng dạng đồng tiền, đều đặn, có ranh giới rõ, bờ tăng sừng nổi cao. Thương tổn có thể tăng dày sừng và sùi lên. Trung tâm thường teo, giảm tiết mồ hôi, tăng hoặc giảm sắc. Kích thước thương tổn từ vài mm đến vài cm đường kính. Có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp ở vị trí đầu cục (acral): đầu chi, đùi, vùng quanh sinh dục. Thương tổn có thể xuất hiện ở mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, thương tổn ở miệng cũng được mô tả. Khởi bệnh ở tuổi nhỏ, thương tổn tiến triển chậm qua nhiều năm, lan rộng dần, thường không có triệu chứng gì. Nghiên cứu về gien cho thấy bệnh di truyền trên nhiễm sắc thể thường. Nam giới thường gặp hơn nữ giới.
3.2. Thể DSP và DSAP
Thể DSP: Thương tổn thường gặp ở chân, có tính chất đối xứng, song song nhưng có thể gặp ở quanh hậu môn, quanh sinh dục, lòng bàn tay, lòng bàn chân và niêm mạc. Khởi phát là sẩn dày sừng nhỏ, lõm ở trung tâm, kích thước 1- 3 mm đường kính, có thể đỏ, nhiễm sắc, hoặc có màu da bình thường, khô điển hình hoặc giảm tiết mồ hôi, lan rộng theo bề mặt nông, teo rõ ở trung tâm, tiến triển ra ngoại vi thành hình khối đều đặn, hình vòng.
Thể DSAP: Tuổi bắt đầu khởi bệnh là khoảng tuổi 30 đến 40. Tiến triển chậm qua nhiều năm, bệnh chưa thấy mô tả ở trẻ con.
Những nghiên cứu về gien chỉ ra DSP và DSAP là bệnh di truyền trên nhiễm sắc thể thường. Mặc dù phụ nữ thường gặp hơn nam giới nhưng nghiên cứu về gien cho thấy tỷ lệ ngang nhau cho cả hai giới. Phơi nhiễm nắng, tia UV, quang hóa điều trị, PUVA điều trị bệnh vảy nến có thể dẫn đến tăng sinh thương tổn DSAP. Bệnh gặp ở bệnh nhân ghép cơ quan, bệnh nhân AIDS. Bệnh thường gặp ở vùng địa lý có phơi nhiễm ánh nắng mặt trời thì vị trí thương tổn thường gặp ở lưng.
3.3.Thể PPPD Thương tổn dạng bề mặt, tương đối nhỏ giới hạn rõ, bờ nổi cao hơn trung tâm khoảng 1mm. Thương tổn lòng bàn tay, bàn chân tăng sừng hóa, có những rãnh dọc đặc trưng và có bờ khá rõ. Khởi phát ở lòng bàn tay bàn chân sau lan rộng đến thân mình và các phần khác của cơ thể, ở những vùng không phơi nhiễm ánh nắng mặt trời. Thương tổn có thể ngứa hoặc nhạy cảm. Thương tổn ở niên mạc thường nhỏ, dạng đồng tiền hoặc lan vằn vèo, trắng đục như sữa và có khá nhiều thương tổn. Không có triệu chứng toàn thân. Thể PPPD di truyền trên nhiễm sắc thể thường nam sinh đôi cững bị bệnh như nữ sinh đôi. Phát bệnh ở tuổi thanh niên và người lớn.
3.4. Thể LP LP có thể xuất hiện một bệnh cơ thể, thành dải giống như hạt cơm dạng dải. Về mặt lâm sàng nó giống thể PM: thương tổn là những sẩn dạng lichen, hình dạng đồng tiền nhỏ, tăng sừng hóa, teo ở trung tâm, bờ rõ đặc trưng. Thương tổn tập hợp thành nhóm, thành dải, sắp xếp ở chi thường ở phần đầu (acral). Ở thân mình có phân bố giống bệnh Zona. Bệnh có tính chất một bên, ở chân, tay, thân mặt cùng bên. Khởi phát ở tuổi bú mẹ và trẻ con nhưng chưa xác định được đặc điểm di truyền. Gần đây có báo cáo cho rằng thể bệnh LP gặp ở trẻ sinh đôi cùng trứng. Bệnh có tính chất ác tính hóa cũng được thông báo.
3.5. Thể PP Đây là biến thể của PM hoặc LP. Thương tổn tăng sừng, thành chấm giống dạng hạt nhỏ, bờ ro, có rất nhiều thương tổn, có thể sắp xếp thành dải hoặc thành mảng, vị trí hay gặp ở lòng bàn tay, bàn chân.
3.6. Dày sừng nang lông
Đây là một bệnh lý mạn tính của da, do sự tăng tạo nút sừng tại phễu nang lông. Tổn thương là các “hột sừng” cứng tại các lỗ nang lông, không gây ngứa. Do sự tắc nghẽn đường ra của nang lông, sợi lông bên dưới bị cuộn lại hoặc các chất bã nhờn bị ứ đọng lại. Điều này làm cho “hột” tổn thương càng dày cộm hơn và có thể gây viêm đỏ xung quanh tổn thương. Vị trí thường gặp là mặt duỗi cánh tay - đùi - cẳng tay - cẳng chân.
Nguyên nhân của bệnh chưa rõ, thường xuất hiện ở những người có da khô.Dày sừng nang lông có thệ là do sự tích tụ chất keratin nhiều ở lỗ chân lông, keratin là loại protein tự nhiên của da, bình thường nó được tạo ra một cách tự nhiên, khi tắm và kỳ cọ mạnh thì chất này sẽ bị bong tróc ra. Trong bệnh dày sừng nang lông thì chất keratin được tạo ra nhiều hơn một cách bất thường làm bít lỗ chân lông làm cho sợi lông không mọc ra ngoài được. Đây là bệnh có thể có liên quan đến yếu tố di truyền.
Bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em, được cho là có liên quan đến thể tạng dị ứng Atopy, có ý kiến còn cho đó là một dạng nhẹ của bệnh da cá, một bệnh rối loạn sừng hóa có tính chất di truyền. Bệnh chỉ gây mất thẩm mỹ khi bạn mặc áo cộc tay, mặc váy. Bệnh kéo dài nhiều năm nhưng có xu hướng giảm về sau và không gây nguy hại gì.Bệnh thường gặp ở người trẻ, phái nữ bị nhiều hơn phái nam, mức độ nặng nhẹ khác nhau, có nhiều người bị bệnh nhẹ nhưng không biết.
Dày sừng nang lông là bệnh da biểu hiện bằng các sẩn sừng, nút sừng nhỏ khu trú ở chân lông, có kích thước một vài mm, thường gặp ở mặt sau bên của cánh tay, mặt trước đùi, bắp chân, ở vai và thắt lưng.
Triệu chứng là có những sần nhỏ kích thước khoảng 1-2 mm, màu hơi trắng hoặc xám. Vị trí thường gặp nhất là ở mặt ngoài 2 cánh tay, phần bên ngoài 2 đùi, ít hơn ở mông, cẳng tay, đôi khi có thể gặp ở vùng mặt làm dễ lầm với mụn. Đôi khi vùng bị bệnh viêm đỏ ngứa. Bệnh không gây tác hại gì, chỉ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ. Khi chất sừng được cào cho tróc ra thì có thể thấy bệnh, dưới có một sợi lông nằm cong bên dưới, dùng tay khều thì sơi sông sẽ mọc lên được.
Bệnh không xảy ra ở vùng không có nang lông như lòng bàn tay, lòng bàn chân. Có một số người có tình trạng da khô vảy cá đi kèm. Bệnh dày sừng nang lông kéo dài quanh năm, mùa đông phát triển nhiều hơn mùa hè.Bệnh thường kéo dài nhiều năm, đến tuổi trung niên bệnh giảm hoặc tự mất hết.
3.7.Loạn sừng nang lông.
Bệnh Darier hay còn gọi là loạn sừng nang lông, do Darier mô tả từ năm 1889, là một bệnh loạn sản da, có tính chất gia đình và di truyền. Biểu hiện chủ yếu là rối loạn Keratin hóa, loạn sừng. Bệnh xuất hiện từ bé hoặc ở lứa tuổi thiếu niên, tiến triển dai dẳng suốt đời.
Sang thương cơ bản là sẩn dày sừng bằng đầu đinh ghim, hơi nhô cao hơn mặt da, ở trên có vảy sừng màu nâu xám. Số lượng vảy sừng ngày càng nhiều, dày chi chít, tập trung thành từng đám có màu nâu nhạt, nham nhở không đều, bề mặt xù xì. Vị trí thường ở cổ, sau tai, da đầu, trước ngực, thắt lưng, mạng sườn, quanh rốn, nách, bẹn... Triệu chứng toàn thân không có biểu hiện gì đặc biệt, có thể có cảm giác hơi ngứa.
4. Chẩn đoán phân biệt
Dựa vào đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học. Hình thái dày sừng của thể DSP và DSAP cần chẩn đoán phân biệt với U lympho T ở da. Thương tổn sừng hóa ở lỗ chân lông bề mặt cần chẩn đoán phân biệt với nấm da và nấm sợi. Sừng hóa lỗ chân lông của Mibelli có biểu hiện lâm sàng cần phân biệt với U Lympho T ở da. Những thương tổn dạng vòng gợi ý phân biệt với nấm da nhẵn, u hạt vòng, thoái hóa mô đàn hồi dạng chấm vòng vèo (elastosis perforans serpiginosa), vảy cá dạng đường cung (ichthyosis linearis circumflexa). Sừng hóa lỗ chân lông thành dải cần phân biệt với viêm da Blaschko, các naevus ở thượng bì, ở tuyến bã và vảy nến dạng dải. Những thương tổn trợt ở trẻ con gơi ý chẩn đoán bệnh Zona, Herpes simples hoặc hội chứng Gottz. Trong tất cả các thương tổn trên cũng nhờ vào sinh thiết da để chẩn đoán phân biệt.
5. Điều trị: Giống như các bệnh da do gien, tiền sử về gien phải được biểu hiện, bố mẹ ở những trẻ bị bệnh thể PM phải được thăm khám tìm thương tổn da. Bố mẹ bị bệnh thì 50% cho con.
5.1. Phương pháp điều trị Ngăn ngừa không cho bệnh hoạt động. Phẫu thuật cắt bỏ. Điều trị tại chỗ. Điều trị toàn thân.
5.2. Cụ thể Luôn luôn kèm theo sự hướng dẫn phòng bệnh, chăm sóc và theo dõi những dấu hiệu thay đổi. Chọn phương pháp điều trị không đau như bôi Corticoide mạnh tại chỗ cho trẻ con thì thường không có lợi. Phẩu thuật cắt bỏ cơ thể chữa khỏi. Đối với những thương tổn nhỏ phải cắt sâu, rộng để phòng tái phát. Laser CO2 và liệu pháp lạnh thường được sử dụng nhất nhưng tái phát nhanh. Chọn lựa điều trị cho trẻ em:
+ Phẫu thuật.
+ Bào mòn da (Dermabrasion).
+ Bôi tại chỗ: Corticoide, anthraline, 5FU, Calcipotriol. Trong 3 cách, điều trị tại chỗ là cách dễ chấp nhận cho hầu hết trẻ con. Tuy nhiên điều trị trong thời gian dài phải chú ý đến tác dụng phụ của thuốc. Không có dự kiện về hiệu quả an toàn của 5FU đối với trẻ em. Hấp thu toàn thân ở người lớn được ước tính 6mg/ ngày, khi bôi 2gram. Dùng 12mg/kg/ngày cho hóa trị liệu ung thư thì hiệu quả nhiễm độc của thuốc chưa thấy được công bố. Tia X có kết quả khi sử dụng nhưng hết sức cẩn thận vì tác hại lâu dài của nó. Điều trị toàn thân bằng đường uống: Dexamethason, Vitamine A, Isotretinoin, có ích cho người lớn nhưng rất cân nhắc ở trẻ con.
5. 3 Điều trị một số dạng đặc biệt
Cách điều trị loạn sừng nang lông: Thường dùng Salicylic 10-50%. Đối với những vùng tổn thương có rỉ dịch ướt thì thoa Nitrat bạc 0,25% trước khi thoa Salicylic. Uống vitamin A từng đợt mỗi ngày và lâu dài. Chính vì thế việc điều trị chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng, tức là làm tiêu dần các nút sừng và hạn chế tái phát.Các hoạt chất giúp tiêu sừng mạnh là vitamin A và các dẫn xuất của nó (uống hoặc bôi); các thuốc bôi tiêu sừng.Vitamin A uống liều cao 100.000 - 300.000 đơn vị, có tác dụng tiêu sừng sau thời gian vài tháng. Tuy nhiên có thể gặp một số tác dụng phụ như khô da, ngộ độc vitamin A…Vitamin A acid uống (Isotretinoin) gây bong tróc sừng nhanh nhưng lại có rất nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng gan, thận, rối loạn chuyển hóa mỡ, độc cho thai…Chúng ta có thể dùng các chế phẩm bôi để hạn chế tác dụng phụ như Retinol, Retinaldehyde, Tretinoin… Tuy nhiên việc bôi các hóa chất này có thể gây tác dụng phụ tại chỗ như da khô, đỏ, tróc vảy, ngứa…Các chế phẩm bôi có tác dụng tiêu sừng khác là AHAs (lactic acid, Glycolic acid…), Salicylic acid, Resorcinol… cho tác dụng nhẹ hơn nhưng đồng thời cũng ít tác dụng phụ hơn và có thể được dùng lâu dài.
Điều trị bệnh dày sừng nang lông: Bôi kem làm ẩm và mềm da như kem có chứa chất Urea- Bôi kem có chất acid salicylic, acid lactic hoặc có chất retinoin. - Uống vitamin A liều cao dưới sư theo dõi của bác sĩ da liễu- Tránh đốt hoặc phá bằng hóa chất để tránh sẹoVề điều trị, có thể bôi một trong các loại thuốc sau: mỡ salicylic 3-5%, mỡ corticoid loại nhẹ, mỡ diprosalic hoặc lorinden A bôi ngày 1 lần, mỗi đợt 20 ngày. Kem retin A hoặc locacid, isotrex ngày 1 lần vào buổi tối, 1 đợt 20 ngày, kem ẩm da lacticare hoặc aderma exomega cream. Uống vitamin A 5.000IV (đơn vị quốc tế) 6 viên/ngày, một đợt 15 ngày.Tránh chà xát, mặc quần áo quá chật làm sây xát, viêm có khi thành mụn mủ vùng dày sừng nang lông. Về mùa đông da bị khô có thể hạn chế bệnh bằng bôi kem ẩm da.

BỆNH DÀY SỪNG NANG LÔNG


Dày sừng nang lông là một bệnh lý mạn tính của da





Dày sừng nang lông là một bệnh lý mạn tính của da, do sự tăng tạo nút sừng tại phễu nang lông. Vị trí thường gặp là mặt duỗi cánh tay, đùi, cẳng tay, cẳng chân.
Bệnh thường gặp ở người trẻ, phái nữ bị nhiều hơn phái nam, mức độ nặng nhẹ khác nhau, có nhiều người bị bệnh nhẹ nhưng không biết.
Tổn thương của bệnh dày sừng nang lông là do sự tích tụ chất keratin nhiều ở lỗ chân lông. Keratin là loại protein tự nhiên của da, bình thường được tạo ra một cách tự nhiên, khi tắm và kỳ cọ mạnh thì chất này sẽ bị bong tróc ra.
Trong bệnh dày sừng nang lông thì chất keratin được tạo ra nhiều hơn một cách bất thường làm bít lỗ chân lông, làm cho sợi lông không mọc ra ngoài được cho nên sợi lông bên dưới bị cuộn lại hoặc các chất bã nhờn bị ứ đọng lại.
Biểu hiện của bệnh dày sừng nang lông thể hiện bằng các sẩn sừng có kích thước khoảng 1-2 mm, màu hơi trắng hoặc xám. Vị trí thường gặp nhất là ở mặt ngoài 2 cánh tay, phần bên ngoài 2 đùi, ít hơn ở mông, cẳng tay, có thể gặp ở vùng mặt dễ lầm với mụn.
Đôi khi vùng bị bệnh viêm đỏ ngứa. Bệnh không gây tác hại gì, chỉ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ. Khi chất sừng được cào cho tróc ra thì có thể thấy bệnh, dưới có một sợi lông nằm cong bên dưới, dùng tay khều thì sợi lông sẽ mọc lên được.
Bệnh dày sừng nang lông kéo dài quanh năm, mùa đông phát triển nhiều hơn mùa hè. Bệnh thường kéo dài nhiều năm, đến tuổi trung niên bệnh giảm hoặc tự mất hết. Bệnh không xảy ra ở vùng không có nang lông như lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Nguyên nhân của bệnh chưa rõ ràng, bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em, được cho là có liên quan đến thể tạng dị ứng. Có ý kiến còn cho đó là một dạng nhẹ của bệnh da cá, một bệnh rối loạn sừng hóa có tính chất di truyền. Bệnh chỉ gây mất thẩm mỹ khi bạn mặc áo ngắn tay, mặc váy. Bệnh kéo dài nhiều năm nhưng có xu hướng giảm về sau và không gây nguy hại gì.
Về điều trị chủ yếu điều trị chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng, tức là làm tiêu dần các nút sừng và hạn chế tái phát. Các hoạt chất giúp tiêu sừng mạnh là vitamin A và các dẫn xuất của nó. Ngoài ra, cũng có thể dùng các chế phẩm bôi để hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc uống.
Tuy nhiên, việc bôi các hóa chất này có thể gây tác dụng phụ tại chỗ như da khô, đỏ, tróc vảy, ngứa. Tốt hơn hết chớ nên tự ý điều trị mà cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu./.
         THUỐC CHỮA VIÊM NANG LÔNG HIỆU QUẢ NHẤT                                    

ĐIỀU TRỊ VIÊM CHÂN LÔNG THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ


Điều trị Viêm chân lông thế nào cho hiệu quả.



Dieu tri Viem chan long the nao cho hieu qua.
(24h) - Viêm chân lông tên khoa học là folliculitis, có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào có lông hay tóc, nhưng thường thấy nhất ở 2 bên bắp tay, đùi, bắp chân, lưng hoặc da đầu… Chúng khiển làn da sần sùi, lấm tấm thâm xỉn, nếu để lâu ngày có thể gây ra nám
Nguyên nhân viêm chân lông
Viêm chân lông chủ yếu do vi khuẩn gây ra, thông thường nhất là loại staph (Staphylococcus), cũng có khi do nấm nhưng rất hiếm và chỉ thấy trong những người có hệ miễn dịch bị suy yếu.
Rất nhiều trường hợp, viêm chân lông xuất hiện khi chân lông bị hư hại, do việc cạo lông, waxing chưa đúng cách hoặc quần áo cọ xát thường xuyên vào da. Tuyến dầu, tuyến mồ hôi tại chân lông cũng có thể bị tắc nghẽn vì dầu từ da hoặc do phản ứng của việc dùng mỹ phẩm. 1 số trường hợp viêm chân lông ở lưng xuất hiện khi bệnh nhân có thói quen ngồi dựa lưng ở ghế quay văn phòng bị nhiễm khuẩn, mồ hôi. Khi bị hư hại, chân lông dễ nhiễm trùng. Việc mặc quần áo quá chật, da bị bít thở bằng các loại quần áo pha ni lông hoặc có plastic, keo dính, di truyền hoặc quá nhiều tế bào da chết cũng khiến nang lông dễ viêm.
Nhận biết khi da viêm chân lông
Viêm chân lông trông giống như những mụn đỏ, với sợi lông cuộn tròn bên trong. Những mụn này có thể mưng mủ, có màu ngà đến màu vàng, gây ngứa ngáy hoặc đau đớn, ở dạng nhẹ chúng chỉ gây mất thẩm mỹ, nhất là với bạn gái.
Thoạt đầu, viêm chân lông giống như cái mụn nhỏ, đầu mụn trắng quanh 1, 2 lỗ chân lông. Khi nhiễm trùng lâu ngày, những mụn nhỏ họp lại và tảo thành một mụn lớn, đóng mủ, ngứa và trở nên đau đớn.
Nếu không điều trị, viêm chân lông có thể thành mãn tính, nhiễm trùng sâu trong da có thể tạo biến chứng như Cellulitis. Vùng da này sẽ sưng tấy, đỏ và có thể lan rất nhanh, thường thấy ở chân tay hoặc mặt. Loại nhiễm trùng này có thể ăn sâu vào da, lan đến hạch bạch huyết và vào máu. Viêm chân lông cũng có thể để lại sẹo trên da, thẹo có thể nổi cộm và tím đen (keloid)
hủy hoại chân lông khiến lông tóc không mọc nữa.
Giải pháp loại bỏ viêm chân lông tại spa y tế:
Một phương pháp điều trị kết hợp 3 giai đoạn sẽ giúp loại bỏ viêm nang lông một cách hiệu quả. Trước tiên, những lỗ chân lông bị bít chặt bởi lớp sừng dày sẽ được loại bỏ. Khách hàng có thể tự tẩy tế bào chết tại nhà hoặc tới spa, tuy nhiên để giúp làm sạch mà tránh xây xước hoăc lây lan ổ dịch tại các nang lông viêm khác, tốt nhất nên thực hiện các công đoạn này tại spa y tế chuyên nghiệp. Tùy từng tình trạng viêm chân lông, các chuyên viên thẩm mỹ sẽ chọn chương trình điều trị, bước sóng, loại ánh sáng phù hợp.
Công nghệ ánh sáng Phiên bản 5 RF lưỡng cực sẽ tác động vào mầm lông, làm sạch và sát khuẩn toàn bộ nang lông. Nguồn năng lượng lớn từ laser sẽ hấp thụ chọn lọc các hắc sắc tố thâm xỉn để làm đồng nhất sắc tố giữa nang lông và da bình thường. IPL tổng hợp sẽ giúp điều trị se khít và thu hẹp lỗ chân lông. Sợi lông yếu ớt sẽ dễ dàng chui ra khỏi tổ viêm mủ, được làm sạch sẽ dần trở lại bình thường sau quá trình điều trị từ 4-8 lần.
Quá trình điều trị, khách hàng cần giữ vệ sinh da thật tốt, ăn mặc thông thoáng, và sử dụng kem chống nắng. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên tẩy da chết, sử dụng kem dưỡng thể đều đặn.
(Bệnh viêm chân lông thường xuất hiện ở những người có nhiều tế bào da chết)

ĐIỀU TRỊ TRIỆT ĐỂ BỆNH VIÊM NANG LÔNG


Chuyện bắt đầu từ niềm đam mê “đột xuất” của tớ hồi hè vừa rồi học belly dance – múa bụng. Chẳng là một lần đi cùng chị gái tớ đến lớp học belly dance, nhìn chị tớ uốn bụng lắc hông rất điệu nghệ thì tớ cũng nổi máu… nghệ thuật, về nhà nằng nặc đòi mẹ cho đi học với lí do: “con học để trở nên dẻo dai hơn mừ”. Được bà chị dễ tính cổ vũ ủng hộ, mẹ tớ cũng đồng ý sau khi nghe tớ hứa lên hứa xuống là sẽ sắp xếp thời gian học hợp lí. Đi học múa bụng, chị gái tớ quấn “xà cạp” (đấy là tên gọi tớ đặt cho mấy cái váy quấn của chị í), còn tớ thì được mẹ sắm riêng cho mấy cái quần bó sát loại thường dùng để học múa.
Tập tành mới thuần thục vài động tác cơ bản thì đột nhiên tớ thấy ở “vùng kín” của mình xuất hiện một vài nốt sần. Ban đầu, tớ không để ý lắm (vì có phải ngày nào “tắm” cho “nó” mình cũng nhăm nhe “nhòm” vào đâu). Nhưng đến khi mấy nốt ấy hơi tấy đỏ lên và có cảm giác đau đau thì tớ bắt đầu lo lắng. Nghĩ mãi không hiểu vì sao “vùng tam giác ngọc” của mình lại xuất hiện mấy “vật thể lạ” này thì tớ lại có “nguyệt san”. Mà kì “nguyệt san” nào của tớ cũng “rình rang” mụn trứng cá trên mặt, tháng nào nhẹ thì 1 “em” mụn, tháng nào nặng thì một “tập đoàn” vài ba cái mụn.
Cho nên sau một hồi xem xét, tớ tin chắc rằng cái vết sần đo đỏ ở “cô bé” của mình chính là mụn trứng cá xuất hiện do ảnh hưởng của kì “nguyệt san”. Cũng hơi băn khoăn tại sao đến kì “nguyệt san” lần này mụn trứng cá mới “tấn công” đến “vùng kín” nhưng tớ cũng tặc lưỡi cho qua mà không nói với mẹ như mọi khi. Mấy hôm sau, thấy các “em” mụn vẫn “ngự trị” ở “cô bé”, tớ quyết định dùng… sữa rửa mặt để “giải tỏa”. Chọn hộp sữa rửa mặt “chuyên dụng” dành riêng cho mụn trứng cá, tớ chăm chỉ “rửa mặt” cho “cô bé” suốt mấy ngày và đinh ninh rằng cùng lắm là chỉ 1 tuần những nốt mụn sẽ nhanh chóng biến mất.
Nào ngờ 1 tuần đã trôi qua, kì “nguyệt san” của tớ đã kết thúc, lũ mụn trứng cá trên mặt đã biến mất mà mấy vết mụn ở “vùng kín” vẫn “vững vàng” không dịch chuyển. Đã thế, chúng lại còn tăng thêm “dân số”, xuất hiện thêm mấy “tên” mụn nữa và bắt đầu có cảm giác ngứa. Chịu trận được mấy ngày thì tớ quyết định “đầu hàng” (vừa ngứa, vừa đau ở đó lại thêm cả lo lắng nữa mừ), và vác bộ mặt thiểu não đi cầu cứu chị tớ. Với phương châm “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”, như mọi tình huống khác, bà chị tớ chẳng cần xem xét gì mà lập tức lôi tớ đến bác sĩ: “chị có biết gì về bệnh tật đâu, để chị đưa đi khám cho chắc ăn”.
Đến căn bệnh bất ngờ!
Gặp bác sĩ, tớ còn ngại ngùng chưa kịp “thổ lộ” thì chị tớ đã tồng tộc: “Cô ơi, cô khám cho em cháu với. Nó bị mọc mụn trứng cá ở “chỗ ấy”. Cô bác sĩ nhìn hai chị em tớ nhíu mày: “Mọc mụn trứng cá ở đâu hả cháu? ở bộ phận sinh dục à? Đâu cô xem nào”. Nói là làm, cô ấy lập tức xem xét “hiện trạng” ở “cô bé” của tớ. Xem xong, cô ấy hỏi:
“Bình thường cháu có chú ý giữ vệ sinh ở “vùng kín” không? Cháu có hay mặc quần lót hay quần áo chật không?”
“Dạ… cháu cũng giữ vệ sinh sạch lắm ạ. Nhất là kì “nguyệt san” cháu đều thay BVS 3h/1 lần. Cháu thường hay mặc váy nhưng đợt này do học múa bụng nên cháu có mặc quần bó sát cô ạ” – tớ lí nhí trả lời rồi vội vàng hỏi tiếp: “Cô ơi, cháu rất ngứa và cảm thấy đau ở các nốt mụn nữa. Cháu đã dùng sữa rửa mặt rồi mà những nốt mụn trứng cá này vẫn không hết”.
Cô bác sĩ cười mỉm: “Không phải cháu bị mụn trứng cá đâu mà là bị viêm nang lông đấy. Có lẽ do thời gian vừa qua cháu mặc quần bó sát nhiều nên “vùng kín” không được thông thoáng. Cộng thêm khi tình trạng viêm bắt đầu xuất hiện cháu lại dùng mỹ phẩm nên khiến sự viêm nhiễm lại phát triển hơn, gây đau và ngứa”. Tớ ngơ ngác hỏi: “Viêm nang lông ạ? Cháu… cháu không hiểu, cháu cứ tưởng cháu có kinh nguyệt nên xuất hiện trứng cá thôi...”.
“Ừ. Bản chất của tình trạng viêm nang lông là lông mọc ngược, nghĩa là sợi lông không mọc vươn ra khỏi nang lông mà cuộn tròn và phát triển bên trong làn da. Lúc này, tế bào da chết và chất dầu không được bài tiết một cách bình thường, tích tụ lại trong nang lông và bít kín miệng nang lông. Đây là môi trường yếm khí rất lý tưởng để vi khuẩn phát triển và gây sưng tấy bên trong nang lông. Các nang lông có lông mọc ngược thường biểu hiện thành các nốt sần, đỏ tấy, được gọi là viêm nang lông (mà cháu đã thấy xuất hiện ở “vùng kín” của mình đấy). Lông mọc ngược có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, bất cứ vùng nào có lông phát triển, nhưng phổ biến nhất ở cằm, ngực, gần khu vực bikini, nách, bắp tay, gáy...”.
“Nhưng cháu giữ vệ sinh khá sạch sẽ, cháu chỉ mặc quần bó sát có một lúc tập múa thôi, thế mà cũng bị viêm nang lông được hả cô?”
“Thật ra đây là cơ chế phòng vệ tự nhiên của làn da khi phát hiện thấy chất dầu đặc dính và bít kín nang lông, không cho sợi lông phát triển ra bên ngoài. Việc cháu mặc quần bó sát cộng với thời tiết nóng ẩm đã khiến môi trường âm đạo bức bí, làm cho nang lông không phát triển được thôi”.
Tớ chưa kịp hỏi tiếp thì chị tớ đã chen vào: “Thế cứ mặc quần áo chật là bị viêm nang lông hả cô?”. Cô bác sĩ lại cười: “Không hẳn là như thế cháu ạ. Điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra viêm nang lông. Chẳng hạn như rối loạn tuyến dầu, mất cân bằng về độ axit làm tăng tốc độ mất nước qua da, sợi lông khó phát triển ra khỏi nang lông do quá mảnh, mềm, hoặc do quần áo chật, mĩ phẩm bức bí,…”.
“Như em cháu thì có bị làm sao không ạ?” – lại là bà chị nhanh nhảu của tớ.
“Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, viêm nang lông sẽ phát triển thành nhọt, cụm nhọt, ổ gà, đinh râu, gây đau đớn cho người bệnh. Tình trạng viêm ở em cháu vẫn chưa phải là viêm ở mức độ nặng, chịu khó giữ vệ sinh sạch sẽ và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của cô là sẽ khỏi thôi”.
Phải khá lâu sau tớ mới hoàn toàn thoát khỏi nỗi khổ viêm nang lông. Mặc dù cô bác sĩ nói bệnh này dễ chữa, và đúng là nó khỏi khá nhanh sau khi tớ dùng thuốc. Nhưng để khỏi bệnh “triệt để”, tớ đã phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh nhất là ở “vùng kín”, hạn chế ăn đồ ngọt iu thích mà quay sang “sủng ái” món rau, uống nhiều nước.
Tớ cũng bye bye luôn mấy cái quần múa bó sát và theo y lời bác sĩ, “bỏ các thói quen xấu như ngoáy mũi, tai mà không rửa tay ngay bằng xà bông”. Và bởi vì bệnh viêm nang lông rất dễ bị tái phát nên tớ đã phải quay lại phòng khám mấy lần để tái khám cho chắc ăn. Hiện giờ thì tớ đã “tống khứ” được hoàn toàn căn bệnh đáng ghét đó rùi, nhưng thỉnh thoảng bà chị “xấu tính” vẫn lôi chuyện tớ “nhầm nhọt” viêm nang lông thành mụn trứng cá và chữa bằng sữa rửa mặt ra trêu tớ đấy!!!


BỆNH VIÊM NANG LÔNG CHỦ QUAN SẼ KHÓ ĐIỀU TRỊ


Bệnh viêm nang lông: Chủ quan sẽ khó điều trị

GiadinhNet - Theo TS Nguyễn Duy Hưng, Viện Da liễu Quốc gia, các vết sẩn, vết chợt da hoặc mụn mủ do viêm nang lông thường bị nhiều người bỏ qua.

Khi bị viêm nang lông, bạn không tùy tiện mua thuốc bôi mà cần phải được bác sỹ thăm khám, kê đơn và điều trị.
Tuy nhiên, khi nang lông bị áp xe sẽ biến chứng thành nhọt, nặng hơn là nhọt cụm, viêm mô dưới da, hoặc tái đi tái lại nhiều lần sẽ rất khó điều trị.

Biểu hiện của viêm nang lông

Theo TS Nguyễn Duy Hưng, viêm nang lông nhiễm trùng là viêm ở phần nông của nang lông. Có thể chỉ có một vài nang lông bị viêm nhưng cũng có khi nhiều nang lông cùng bị viêm. Biểu hiện bệnh là các sẩn đỏ hoặc mụn mủ ở cổ nang lông, xung quanh có quầng đỏ. Khi mụn vỡ để lại vết chợt nhỏ và đóng vẩy tiết. Có thể chỉ có vài mụn nhỏ rải rác nhưng cũng có khi tụ thành đám mụn.

Viêm nang lông có thể xảy ra ở mọi vùng da có lông trên cơ thể. Trong đó, hay gặp nhất ở vùng mặt, vùng râu, vùng da đầu, gáy, thân mình, chân và vùng mông. Chẳng hạn: Vùng mặt là các biểu hiện là các sẩn, mụn mủ, các vết chợt và vẩy tiết ở cổ nang lông. Viêm nang lông ở chân hay gặp ở phụ nữ cạo lông hoặc tẩy lông chân.

Ngoài ra, viêm nang lông còn hay bị ở các nếp gấp như nách, mông và vùng râu. Trong đó, vùng râu, tóc, vùng tóc gáy và lông mu dễ bị viêm nang lông sâu do tụ cầu trùng vàng. Bệnh thường dai dẳng, khó chữa và tái đi tái lại nhiều. Các chân tóc bị viêm có mụn đỏ, khi mụn vỡ có thể thấy vết chợt và đóng vẩy tiết. Các mụn này có thể nằm rải rác hoặc thành từng đám. Sau khi khỏi không để lại sẹo nhưng có thể để lại vết thâm tồn tại trong một thời gian. Bệnh có thể nặng hơn khi nhiễm trùng lan sâu vào bọng lông gây áp xe hoặc nặng hơn nữa là nhọt. Bệnh hay tái phát khi không loại được các yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng ẩm.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông như: Viêm nang lông do tụ cầu và nấm sợi, nhiễm virus herpes, u mềm lây và nhiễm demodex, viêm nang lông do vi khuẩn gram âm... Trong đó, viêm nang lông do nhiễm virus herpes thường xảy ra ở vùng râu cằm, ria mép do cạo râu. Các mụn nước nang lông ở vùng râu, thành đám như chùm nho, sau vài ngày đóng vẩy tiết. Bệnh tự khỏi không để lại sẹo nhưng thường hay tái phát. Viêm nang lông do nấm sợi thường gặp ở vùng da đầu, vùng gáy. Khi nhiễm nấm ở lớp sừng quanh miệng nang lông sau đó mới lan vào sâu trong nang lông và vào lông. Nấm da và nang lông có thể thấy ở đầu với các biểu hiện khác nhau do các chủng nấm khác nhau gây nên.
 
Tiến triển và biến chứng

"Độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn; cạo râu, nhổ lông hoặc tẩy lông; sử dụng các quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da là những yếu tố thuận lợi thường gây viêm nang lông. Các vùng da ẩm ướt như nách, bẹn, sinh dục-hậu môn, mông rất hay bị viêm. Sử dụng kem bôi có corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển. Người bị tiểu đường, suy giảm miễn dịch hay bị viêm nang lông hơn người bình thường".
 
TS Nguyễn Duy Hưng
Viện Da liễu Quốc gia
Cũng theo TS Nguyễn Duy Hưng, môi trường ô nhiễm, nóng ẩm sẽ  rất thuận lợi cho viêm nang lông phát triển hay tái phát. Rất nhiều bệnh nhân bị tái phát sau điều trị hoặc bệnh trở nên dai dẳng khó điều trị. Các thuốc bôi hiện đang được sử dụng để điều trị viêm nang lông chủ yếu là điều trị tại chỗ là các thuốc bôi chông nhiễm trùng như betadin, cồn iode, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh như bactroban, fucidin...

Với các trường hợp viêm nặng và tái phát có thể dùng thuốc đường toàn thân. Ngoài ra, cũng có thể phải dùng kháng sinh trong trường hợp viêm nang lông do tụ cầu như các kháng sinh thuộc nhóm â-lactamin, amoxillin, nhóm cephalosporin, cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol. Liều lượng và cách sử dụng theo tình trạng bệnh và hướng dẫn của bác sỹ điều trị.

Với thể viêm nang lông do vi khuẩn Gram âm gây nên cần phải ngừng kháng sinh đang sử dụng, rửa benzoyl peroxide và cho ampixillin hoặc co-trimoxazol. Nếu viêm nang lông do nấm: Sử dụng các thuốc chống nấm bôi và phối hợp với thuốc uống. Điều đặc biệt cần lưu ý là khi bị viêm nang lông, bạn không tùy tiện mua thuốc bôi mà cần phải được bác sỹ khám và kê đơn theo từng chủng gây bệnh. Riêng với viêm nang lông hay tái phát, bạn cần đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân.
 
Phương Thanh