Home » » HỎI ĐÁP VỀ BỆNH VIÊM NANG LÔNG

HỎI ĐÁP VỀ BỆNH VIÊM NANG LÔNG

Written By Unknown on Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014 | 06:50

Cháu năm nay 20 tuổi, không hiểu vì sao mà trên chân của cháu lại xuất hiện nhiều chấm đen nhỏ li ti, nếu nhìn gần thì nhận thấy đó là một sợi lông chân nhỏ bị xoắn lại và được bao bọc bên ngoài bởi một lớp màng da . Thời gian gần đây tình trạng này thêm nặng hơn, những chấm đen ngày một nhiều, cháu hoang mang ko biết đó là bệnh gì, liệu có gây hại gì cho sức khỏe và cách điều trị như thế nào, ở đâu, có tốn kém lắm ko. Đó là những điều cháu đang thắc mắc, hi vọng được bác sĩ giải đáp . Cháu xin cảm ơn.


Trả lời: 

Theo thư bạn mô tả thì có thể bạn bị viêm nang lông. Bệnh viêm nang lông là bệnh ngoài da, có các biểu hiện như sau: Trên vùng da, đặc biệt là da đầu, mặt, lưng, đùi, cánh tay... xuất hiện nhiều nốt sần nhỏ, có màu đỏ và gây ngứa ở vùng nang lông. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do lớp sừng quá dày, lông chân quá yếu và mảnh, cạo, nhổ không đúng khiến vùng da tại đó bị tổn thương; do bẩm sinh và di truyền dị ứng hoặc nhiễm khuẩn da... Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, viêm nang lông sẽ phát triển thành nhọt, cụm nhọt, ổ gà, đinh râu. Đây là bệnh dễ chữa trị và khỏi rất nhanh nếu dùng thuốc thích hợp. Bên cạnh đó, bạn phải giữ vệ sinh da sạch sẽ, tắm rửa hằng ngày, không mặc quần áo ẩm ướt, nên mặc quần áo thoáng mát, vải dễ hút mồ hôi, nhất là trong mùa nắng nóng. Người hay bị viêm nang lông nên hạn chế ăn ngọt và nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước.

Tổn thương giống mụn ở lưng và da đầu thường gặp trong bệnh lý viêm nang lông. Đây là tình trạng viêm khu trú ở nang lông do nhiễm trùng, kích thích hóa học (dầu máy), hoặc tổn thương vật lý (cọ sát do đội nón hoặc mặc quần áo chật).

Bệnh thường gây ngứa, tái phát từng đợt và lành không để sẹo.

Để điều trị bệnh thì bạn nên tắm bằng xà bông sát khuẩn hoặc thuốc tím pha loãng thành màu hồng nhạt; thoa các thuốc màu sát trùng (Eosin 2%, Milian, Castellani) hoặc mỡ kháng sinh như fucidic acid (Fucidin®), mupirocin (Bactroban®). Nếu sau 7-10 ngày mà tổn thương vẫn không giảm thì chúng ta nên đến bác sĩ chuyên khoa da để được điều trị bằng thuốc uống thích hợp như kháng sinh, vitamin A acid, thuốc giảm ngứa…

Đối với tình trạng của bạn thì việc phòng bệnh tái phát là rất quan trọng. Để phòng bệnh chúng ta nên thực hiện những việc sau:

- Giữ vệ sinh thân thể; gội hoặc tắm bằng loại dầu thích hợp, không nên thay đổi dầu, nếu da nhờn nhiều thì có thể dùng các loại xà bông giảm nhờn như xà bông chứa hắc ín (Polytar) hoặc lưu huỳnh (SAStid)…

Để tránh viêm nang lông, cần tăng cường vệ sinh thân thể, giữ cho da khô về mùa hè, giảm ăn chất bột, đường, tăng cường vitamin nhóm B. Khi có biểu hiện viêm nang lông, phải đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu.

Chúc bạn mau khỏi.
Chia sẻ bài viết :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét