Home » , » KHÔNG CÒN VIÊM NANG LÔNG

KHÔNG CÒN VIÊM NANG LÔNG

Written By Unknown on Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014 | 06:45

Làn da sẽ láng mướt và không còn viêm nang lông nếu bạn hiểu rõ về nó và biết cách phòng ngừa . Có khi nào bạn cảm thấy bối rối vì muốn diện chiếc váy ngắn ra phố nhưng trên chân lại đầy những nốt mụn mủ màu đỏ thật mất thẩm mỹ? Không những vậy, chúng còn gây ngứa và khi sờ vào bạn cảm giác vùng da đó rất khô và sần. Những nốt ấy cứ nổi rồi tự lặn làm bạn không cảnh giác.

ảnh minh họa
Đừng sơ suất bạn nhé. Đây là tình trạng viêm nang lông, một bệnh nhiễm trùng da, làm các nang lông bị viêm. Khi bị viêm nang lông, trên da sẽ xuất hiện nhiều nốt nhỏ màu đỏ xung quanh các nang lông, phía trên có mũ và gây ngứa. Bệnh da này có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, dễ bị nhất là vùng da cánh tay, nách, chân hoặc da đầu. Thậm chí, ngay cả vùng kín của các bạn gái cũng có thể bị viêm nang lông.

Nguyên nhân gây viêm nang lông

Mỗi nang lông có các tuyến bã nhờn sản sinh chất nhờn, dầu để làm mượt da và lông. Khi nang lông bị tắt nghẽn hoặc hư hại, chúng dễ bị nấm, vi khuẩn hoặc virut tấn công gây ra viêm nhiễm. Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm nang lông là Staphylococcus aureus, thường được gọi là “staph”.

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm nang lông là:
-Đổ mồ hôi quá nhiều, làm tắt nghẽn nang lông trong thời gian dài.
-Da bị viêm do mụn, nhiễm trùng da nhưng không được điều trị thích hợp.
-Da bị trầy xước hoặc tổn thương.

-Chà xát quá mạnh trong khi cạo lông (thường gặp khi đồ cạo không bén) hoặc waxing không đúng cách.

-Mặc quần áo quá chật gây chà xát và kích ứng da

Cách điều trị:

Viêm nang lông là một rối loạn da rất phổ biến. Mọi bạn gái đều có thể mắc phải dù ở độ tuổi nào đi nữa. Nếu viêm nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 10 ngày và không để lại sẹo. Ngoài ra, bạn có thể chữa trị viêm nang lông nhẹ tại nhà bằng các biện pháp đơn giản sau.

+Đặt một chiếc khăn hơi ướt, ấm lên vùng da bị viêm vài lần trong 1 ngày.
+Thoa sản phẩm chứa hydrocortisone hoặc kem dưỡng da có chứa bột yến mạch vào vùng da bị viêm để làm giảm ngứa.

+Dùng xà phòng kháng khuẩn nhẹ nhàng rửa sạch vùng da bị viêm hai lần một ngày.
+Để nốt mụn nhanh khô, bạn dùng một miếng vải mềm ngâm trong nước muối ấm đặt lên vùng da bị viêm khoảng 30 phút, vài lần trong ngày.

+Tránh làm trầy, cạo hay nhổ lông vùng da bị viêm. Nếu nguyên nhân gây viêm nang lông là do cạo, waxing hoặc tẩy lông, bạn nên ngưng các hành động này ngay. Sau khi da khỏi bệnh ít nhất 3 tháng, bạn mới tiếp tục các biện pháp loại bỏ lông.

Tuy nhiên, sau khoảng 10 ngày tự chữa trị tại nhà mà vẫn không hết, bạn đã bị viêm nang lông nặng. Khi ấy, bạn nên đi khám bác sỹ ngay. Khi bị nặng, viêm nang lông sẽ lây lan và ăn sâu vào nang lông, gây ra nhọt và cụm nhọt. Cụm nhọt thường gây ra sốt, các dấu hiệu bệnh khác và dẫn đến tụ cầu máu. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sỹ có thể cho bạn dùng thuốc thoa ngoài da hoặc thuốc uống có tác dụng kháng sinh, kháng nấm.

Viêm nang lông rất dễ tái phát. Do vậy, cách tốt nhất để điều trị viêm nang lông là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để làn da luôn khỏe mạnh và không còn viêm nang lông, bạn nên chú ý giữ da luôn sạch sẽ, rửa tay bằng xà bông thường xuyên và tránh làm tổn hại đến nang lông. Nếu hay tắm bồn nước nóng hoặc đi bơi, bạn hãy chắc rằng nước đã được xử lý và khử trùng bằng clo tốt. Nếu đã bị viêm nang lông, bạn nên giặc quần áo ngay sau khi cởi ra và giặc riêng trong nước ấm.
Chia sẻ bài viết :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét