1. Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn: thường gây tổn thương ở nang
lông. Bệnh bao gồm những thể chính sau:
- Viêm nang lông nông: Viêm
nông ở đầu lỗ chân lông. Ban đầu lỗ chân lông hơi sưng đỏ, đau, sau đó thành
mụn mủ nhỏ, quanh chân lông có quầng viêm hẹp. Vài ngày sau, mụn mủ khô, để lại
một vẩy tiết màu nâu sẫm. Sau cùng vẩy bong đi, không để lại sẹo.
- Viêm nang lông sâu: Quanh
nang lông sưng tấy nhiều cụm, quanh lỗ chân lông có mụn mủ. Mụn mủ có thể rải
rác hoặc tập trung thành đám đỏ, cứng cộm, gồ ghề, nặn ra mủ. Viêm nang lông
sâu ở vùng cằm, gáy, vùng da đầu tiến triển dai dẳng, hay tái phát.
- Nhọt: Cũng là một tình trạng viêm nang
lông. Nếu nhọt to, số lượng nhiều có thể kèm theo sốt, hạch bạch huyết sưng
đau. Khi vỡ mủ có nhiều ngòi lỗ chỗ như tổ ong, có thể có biến chứng nhiễm
khuẩn huyết và tử vong.
2. Viêm da mủ do liên cầu khuẩn: Bao gồm những thể sau:
- Chốc lây: Vị trí hay gặp là
đầu, mặt, cổ, chân tay. Bệnh rất dễ lây nên có thể bùng phát thành dịch. Hạch ở
vùng lân cận thường sưng đau. Bệnh có thể gây biến chứng viêm cầu thận cấp biểu
hiện bằng phù, tiểu ít, xét nghiệm có protein niệu.
- Chốc loét: là một loại
chốc, nhưng tổn thương lan sâu đến trung bì. Thường gặp chốc loét ở bệnh nhân
suy dinh dưỡng hoặc bị tiểu đường.
Bệnh bắt đầu bằng một phỏng nước hoặc phỏng mủ. Da xung quanh vết loét tím tái, tiến triển dai dẳng, lâu liền sẹo.
Bệnh bắt đầu bằng một phỏng nước hoặc phỏng mủ. Da xung quanh vết loét tím tái, tiến triển dai dẳng, lâu liền sẹo.
Vì vậy theo bác sĩ nên đến bệnh viện
chuyên khoa da liễu để khám trực tiếp, từ đó nhận được chẩn đoán và chỉ định
điều trị thích hợp cho tình trạng của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét