Home » » VIÊM NANG LÔNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

VIÊM NANG LÔNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Written By Unknown on Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012 | 22:11



Từ 3 năm nay, cứ tới mùa hè cháu lại bị mụn: Đi khám, bác sĩ nói bị viêm nang lông. Cháu uống kháng sinh thì bệnh giảm nhanh, nhưng không khỏi hẳn, rất hay tái phát… Cháu nghe nói đông y có thuốc chữa được tận gốc bệnh này có đúng không?
Trên da người thường có rất nhiều tạp khuẩn cộng sinh, tập trung nhiều nhất ở những vùng nhiều lông hoặc những chỗ đọng nhiều mồ hôi, các nếp gấp, nếp kẽ,… Khi có điều kiện thuận lợi, như cơ thể giảm sức đề kháng, mùa hè vệ sinh da không tốt, ngứa gãi làm da sây sát, thì các vi khuẩn nói trên sẽ tăng sinh, tăng độc tính và gây nên bệnh.
Viên nang lông (VNL) là một loại “ viêm da mủ” do tụ cầu khuẩn: thường được chia làm hai loại: VNL nông và VNL sâu. VNL còn gọi là “ viêm cổ nang lông”: Bắt đầu bằng sẩn đỏ, ngứa, đau, lỗ chân lông hơi sưng đỏ, tiếp theo xuất hiện mụn mủ nhỏ, màu trắng ngả vàng, có một sợi lông hoặc lỗ chân lông ở  chính giữa, xung quanh có quầng đỏ. Mụn mủ sẽ khô vảy, sẽ bông di sau vài ngày, không để lại sẹo trên da. Trường hợp VNL sau, túi mủ nằm sâu trong nang lông và cả vùng quanh chân lông cũng thường bị viêm nhiễm. Mụn mủ có thể rải rác hoặc tập trung thành đám đỏ, cứng cộm, gồ ghề, nặn ra mủ: sau khi khỏi thường để lại sẹo.
Theo đông y, VNL do “ thấp nhiệt” ở bên trong, kết hợp với “ phong độc” ở bên ngoài gây nên và có liên quan mật thiết tới hai tạng Tâm, Tỳ. Để chữa trị tận gốc, cháu cần đến phòng khám Đông y, để được các thầy thuốc chẩn bệnh và hướng dẫn dùng thuốc cụ thể.
Trước mắt cháu có thể sử dụng thử một số bài thuốc sau:
+ Thuốc uống: Dùng huyền sâm 10g, hoàng kỳ 15g,kim ngân hoa15g.thổ phục linh 10g, đương quy 10g,trần bì 5g,cam thảo 10g. sắc nước uống mỗi ngày 1 thang: liên tục 10 – 15 ngày. Có tác dụng ích khí dưỡng âm, phù chính thác đọc: Số liệu thống kê cho thấy , dùng chữa viên nang lông mạn tínhđạt hiệu quả tới 80 – 90%. Nếu được các thầy thuốc chẩn trị, gia giảm theo chứng trạng cụ thể, hiệu quả càng cao.
+ Thuốc bôi ngoài:
- Dầu vừng (dầu mè) đun sôi. Chờ nguội, cất vào lọ nút kín dùng dần. Hàng ngày dùng hành ( cắt đôi củ hành) chấm dầu vừng bôi lên những chỗ da bị viêm 2 – 3 lần.
- Hoặc hái lá mướp tươi, rửa sạch, hong khô, giã thật nhuyễn, đắp lên chỗ da bị viêm. Mỗi ngày đắp ba lần. Nói chung, khi bệnh mới phát, bôi hoặc đắp ngay theo ách trên, sau vài ngày là có thể khỏi.

Chia sẻ bài viết :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét