Home » » BỆNH DÀY SỪNG NANG LÔNG

BỆNH DÀY SỪNG NANG LÔNG

Written By Unknown on Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013 | 19:43


Dày sừng nang lông là một bệnh lý mạn tính của da





Dày sừng nang lông là một bệnh lý mạn tính của da, do sự tăng tạo nút sừng tại phễu nang lông. Vị trí thường gặp là mặt duỗi cánh tay, đùi, cẳng tay, cẳng chân.
Bệnh thường gặp ở người trẻ, phái nữ bị nhiều hơn phái nam, mức độ nặng nhẹ khác nhau, có nhiều người bị bệnh nhẹ nhưng không biết.
Tổn thương của bệnh dày sừng nang lông là do sự tích tụ chất keratin nhiều ở lỗ chân lông. Keratin là loại protein tự nhiên của da, bình thường được tạo ra một cách tự nhiên, khi tắm và kỳ cọ mạnh thì chất này sẽ bị bong tróc ra.
Trong bệnh dày sừng nang lông thì chất keratin được tạo ra nhiều hơn một cách bất thường làm bít lỗ chân lông, làm cho sợi lông không mọc ra ngoài được cho nên sợi lông bên dưới bị cuộn lại hoặc các chất bã nhờn bị ứ đọng lại.
Biểu hiện của bệnh dày sừng nang lông thể hiện bằng các sẩn sừng có kích thước khoảng 1-2 mm, màu hơi trắng hoặc xám. Vị trí thường gặp nhất là ở mặt ngoài 2 cánh tay, phần bên ngoài 2 đùi, ít hơn ở mông, cẳng tay, có thể gặp ở vùng mặt dễ lầm với mụn.
Đôi khi vùng bị bệnh viêm đỏ ngứa. Bệnh không gây tác hại gì, chỉ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ. Khi chất sừng được cào cho tróc ra thì có thể thấy bệnh, dưới có một sợi lông nằm cong bên dưới, dùng tay khều thì sợi lông sẽ mọc lên được.
Bệnh dày sừng nang lông kéo dài quanh năm, mùa đông phát triển nhiều hơn mùa hè. Bệnh thường kéo dài nhiều năm, đến tuổi trung niên bệnh giảm hoặc tự mất hết. Bệnh không xảy ra ở vùng không có nang lông như lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Nguyên nhân của bệnh chưa rõ ràng, bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em, được cho là có liên quan đến thể tạng dị ứng. Có ý kiến còn cho đó là một dạng nhẹ của bệnh da cá, một bệnh rối loạn sừng hóa có tính chất di truyền. Bệnh chỉ gây mất thẩm mỹ khi bạn mặc áo ngắn tay, mặc váy. Bệnh kéo dài nhiều năm nhưng có xu hướng giảm về sau và không gây nguy hại gì.
Về điều trị chủ yếu điều trị chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng, tức là làm tiêu dần các nút sừng và hạn chế tái phát. Các hoạt chất giúp tiêu sừng mạnh là vitamin A và các dẫn xuất của nó. Ngoài ra, cũng có thể dùng các chế phẩm bôi để hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc uống.
Tuy nhiên, việc bôi các hóa chất này có thể gây tác dụng phụ tại chỗ như da khô, đỏ, tróc vảy, ngứa. Tốt hơn hết chớ nên tự ý điều trị mà cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu./.
         THUỐC CHỮA VIÊM NANG LÔNG HIỆU QUẢ NHẤT                                    
Chia sẻ bài viết :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét